Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

2</sup><br />''land:'' 452,860 km<sup>2</sup><br />''water:'' 9,980 km<sup>2</sup>"},"population":{"wt":"5,545,268 (July 2006 est.)"},"language":{"wt":"English spoken by 1%-2%, [[Tok Pisin phrasebook|Tok Pisin]] widespread, Motu spoken in Papua region<br />''note:'' 820 indigenous languages"},"religion":{"wt":"Roman Catholic 22%, Lutheran 16%, Presbyterian / Methodist / London Missionary Society 8%, Anglican 5%, Evangelical Alliance 4%, Seventh-Day Adventist 1%, other Protestant 10%, indigenous beliefs 34%"},"electricity":{"wt":""}},"i":0}}]}'>
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Port Moresby
Chính phủ Constitutional monarchy with parliamentary democracy
Tiền tệ kina (PGK)
Diện tích total: 462,840 km2
land: 452,860 km2
water: 9,980 km2
Dân số 5,545,268 (July 2006 est.)
Ngôn ngữ English spoken by 1%-2%, Tok Pisin widespread, Motu spoken in Papua region
note: 820 indigenous languages
Tôn giáo Roman Catholic 22%, Lutheran 16%, Presbyterian / Methodist / London Missionary Society 8%, Anglican 5%, Evangelical Alliance 4%, Seventh-Day Adventist 1%, other Protestant 10%, indigenous beliefs 34%

Quốc gia Độc lập Papua New Guinea (viết tắt PNG, tiếng Anh / Tok Pisin / Hiri Motu của "Papua New Guinea", phát âm như "Pa-pua Niu Ghi-nê"; Hán-Việt: Ba Bô Á Tân Cơ Nội Á) là một quốc gia ở châu Đại Dương, gồm phía Đông của đảo New Guinea và nhiều đảo xa bờ biển (phía Tây của New Guinea là hai tỉnh Papua và New Irian Jaya của Indonesia). PNG nằm vào phía Tây Nam Thái Bình Dương, ở một vùng được gọi là Mélanésie (Mêlanêdi) từ đầu thế kỷ 19. Thủ đô của nước này, Port Moresby, là một trong vài thành phố lớn trong nước.

Tổng quan

[sửa]

Papua New Guinea là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, có hơn 850 ngôn ngữ thổ dân và nhiều dân tộc như vậy, nhưng chỉ có vào khoảng 5 triệu người. Đây cũng là một trong những nước nông thôn nhất, chỉ 18% người sống ở những trung tâm thành thị. Đây là nước ít được thám hiểm nhất trên thế giới, không chỉ về địa lý mà còn về văn hóa, và nhiều loài động thực vật được cho là chỉ có ở Papua New Guinea.

Lịch sử

[sửa]

Những di cốt con người đã được tìm thấy có niên đại từ khoảng 50,000 năm trước. Những cư dân cổ xưa này có lẽ có nguồn gốc ở Đông Nam Á, người Đông Nam Á lại có nguồn gốc từ Châu Phi 50,000 tới 70,000 năm trước. New Guinea là một trong những vùng đất đầu tiên sau Châu Phi và Âu Á là nơi có người hiện đại sinh sống, với cuộc di cư đầu tiên ở cùng khoảng thời gian cuộc di cư của Australia. Nông nghiệp độc lập phát triển tại các vùng cao nguyên New Guinea khoảng năm 7,000 trước Công Nguyên, khiến đây là một trong số ít khu vực thực hiện thuần hoá thực vật nguyên thuỷ của thế giới. Một cuộc di cư lớn của của những người nói ngôn ngữ Austronesian tới các vùng ven biển khoảng 2,500 năm trước, và nó trùng khớp với sự xuất hiện của đồ gốm, lợn, và một số kỹ thuật đánh cá. Gần đây hơn, khoảng 300 năm trước, khoai lang đã du nhập vào New Guinea từ Moluccas từ Nam Mỹ bởi đế chế thuộc địa thống trị vùng đất này khi ấy, Bồ Đào Nha. Sản lượng thu hoạch cao hơn rất nhiều từ khoai lang đã biến đổi toàn bộ nền nông nghiệp truyền thống, khoai lang đã chiếm hầu hết chỗ của khoai sọ, sản phẩm chủ yếu trước đó, và khiến dân cư tại các vùng cao nguyên tăng lên đáng kể. Trước thế kỷ 19 người phương Tây ít biết về hòn đảo này, dù các thương gia từ Đông Nam Á đã tới New Guinea từ 5,000 trước để mua lông chim seo cờ làm bút, và các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tới hòn đảo này ngay từ thế kỷ 16 (1526 và 1527 Dom Jorge de Meneses). Tên kép của nước này là những kết quả của lịch sử hành chính phức tạp của nó trước khi giành độc lập. Từ papua xuất phát từ pepuah một từ tiếng Malay miêu tả mái tóc quăn của người Melanesia, và "New Guinea" (Nueva Guinea) là cái tên do nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Yñigo Ortiz de Retez đặt ra, vào năm 1545 ông đã lưu ý thấy sự tương đồng giữa người dân ở đây với những người ông từng thấy trước đó dọc theo bờ biển Guinea của Châu Phi.

Các lực lượng Australia tấn công các vị trí của Nhật gần Buna. 7 tháng 1 năm 1943. Nửa phía bắc nước này rơi vào tay người Đức năm 1884 với tên gọi New Guinea Đức. Trong Thế chiến I, nó bị Australia chiếm đóng, nước đã bắt đầu quản lý New Guinea Anh, phần phía nam, được đổi tên lại là Papua năm 1904. Sau Thế chiến I, Australia được Hội quốc liên uỷ quyền cai quản New Guinea Đức cũ. Trái lại Papua, được coi là một Lãnh thổ Bên ngoài của Khối thịnh vượng chung Australia, dù theo pháp luật nó vẫn thuộc sở hữu của người Anh, một vấn đề có tầm quan trọng lớn với hệ thống pháp lý của đất nước sau khi độc lập năm 1975. Sự khác biệt này trong vị thế pháp lý có nghĩa Papua và New Guinea có cơ quan hành chính hoàn toàn riêng biệt, nhưng cả hai đều do Australia kiểm soát.

Chiến dịch New Guinea (1942-1945) là một trong những chiến dịch quân sự lớn thời Thế Chiến II. Xấp xỉ 216,000 binh sĩ, thuỷ thủ và phi công Nhật, Australia và Mỹ đã chết trong Chiến dịch New Guinea. Hai vùng lãnh thổ đã được gộp vào trong Lãnh thổ Papua và New Guinea sau Thế Chiến II, và sau đó được gọi đơn giản là "Papua New Guinea". Bộ máy hành chính của Papua được mở cho sự giám sát của Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, một số vị thế đã tiếp tục (và đang tiếp tục) chỉ được áp dụng ở một vùng lãnh thổ. một vấn đề rất phức tạp ngày nay bởi sự điều chỉnh biên giới của Papua tại các tỉnh liền kề với sự chú tâm tới đường bộ tiếp cận và các nhóm ngôn ngữ, vì thế những vị thế được áp dụng ở một phía biên giới vốn đã không còn tồn tại nữa. Quá trình giành độc lập một cách hoà bình từ Australia, quyền lực đô thị trên thực tế, diễn ra ngày 16 tháng 9 năm 1975, và hai bên vẫn có quan hệ gần gũi (Australia vẫn là nhà cung cấp viện trợ song phương lớn nhất cho Papua New Guinea). Một cuộc nổi dậy ly khai diễn ra năm 1975-76 trên đảo Bougainville đã dẫn tới sự thay đổi kéo dài 11 giờ với bản thảo Hiến pháp Papua New Guinea để cho phép Bougainville và mười tám quận khác của Papua New Guinea thời tiền độc lập có vị thế trong liên bang như là các tỉnh. Cuộc nổi dậy lại diễn ra và làm thiệt mạng 20,000 người từ năm 1988 tới khi nó được giải quyết năm 1997. Sau cuộc nổi dậy, Bougainville tự trị đã bầu Joseph Kabui làm tổng thống, nhưng ông đã được vị phó là John Tabinaman kế vị. Tabinaman vẫn là lãnh đạo cho tới khi một cuộc bầu cử nhân dân mới diễn ra tháng 12 năm 2008, với James Tanis là người giành chiến thắng. Cuộc nổi dậy chống người Trung Quốc, có sự tham gia của hàng chục nghìn người,nổ ra tháng 5 năm 2009.

Địa lý

[sửa]

Khí hậu

[sửa]

Papua New Guinea nằm ngay ở phía nam của đường xích đạo và có khí hậu nhiệt đới. Ở vùng cao nguyên, tuy nhiên, nhiệt độ rõ ràng mát. Mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng mười hai-Tháng Ba. Những tháng tốt nhất để leo núi là tháng 6-tháng 9.

Các khu vực

[sửa]
Map of PNG with regions colour-coded
Nam Papua New Guinea
Khu vực này bao gồm quận thủ đô Port Moresby và các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Điểm khởi đầu cho tất cả các chuyến thăm Papua New Guinea.
Tây Papua New Guinea
Các tỉnh miền Tây và vùng Vịnh. Tỉnh đã đến thăm hấp dẫn nhưng ít. Thiên đường cho những người ngắm chim chóc.
Madang-Morobe
Madang has volcanic islands and good diving, while Morobe is beginning of the Highlands Highway and an original Gold Rush area
Cao nguyên
Bao gồm tỉnh Enga, tỉnh Chimbu và miền Nam, Tây và Đông Tây, nền văn hóa tuyệt vời và cuộc chiến bộ lạc hiếm
Sepik
Sandaun (tỉnh Tây Sepik) và tỉnh Đông Sepik và sông Sepik.
Vịn Milne
Vùng đông với nhiều đảo thú vị.
New Britain
New Britain vẫn còn nhiều di tích còn nhìn thấy được từ thế chiến II, trên và dưới nước.
New Ireland và Manus
Vùng đất của các khu định cư đầu tiên của đất nước, thuyền buồm và lướt ván cộng với văn hóa thú vị.
Bougainville
Vùng đảo tự trị, về mặt văn hóa và địa lý họ hàng gần hơn với quần đảo Solomon

Thành phố

[sửa]
  • Port Moresby - thành phố thủ đô với các vườn thú, tòa nhà Quốc hội, viện bảo tàng, và bầu không khí chung Melanesian
  • Alotau - thủ phủ của tỉnh Milne Bay và cửa ngõ vào một số hòn đảo hấp dẫn nhưng xa xôi
  • Goroka - một thị trấn vùng cao hấp dẫn với khí hậu dễ ​​chịu và biểu diễn Goroka hàng năm, trung tâm của ngành cà phê của đất nước
  • Lae - thành phố thứ hai của đất nước, trung tâm thương mại chính và cửa ngõ vào vùng cao nguyên
  • Madang - một thành phố xinh đẹp với các chuyến bay ngoạn mục của con dơi vào buổi tối (đó là bất hợp pháp để làm tổn thương họ), và thậm chí lặn ngoạn mục hơn
  • Mount Hagen - thị trấn biên giới của tây hoang dã 'ở cao nguyên Trung bộ, mà sẽ giới thiệu cho bạn mát mẻ, sắc nét cao nguyên thời tiết và văn hóa cao nguyên
  • Rabaul - thành phố dưới chân một ngọn núi lửa hoạt động đó đã được sơ tán và gây thiệt hại nặng nề bởi một vụ phun trào lớn trong năm 1994
  • Vanimo - thị trấn biên giới nếu bạn muốn làm cho bạn cách đến hoặc từ tỉnh Papua ở nước láng giềng Indonesia, điểm đến lướt sóng nổi tiếng
  • Wewak - cửa ngõ vào sông Sepik, nơi bạn có thể trải nghiệm Sepik văn hóa, các con sông, và chạm khắc công phu đặc trưng của vùng

.

Đến

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!