Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

GDN là gì? Ưu nhược điểm của Google Display Network

Thủy Nguyễn 07/06/2021

Đang dần trở thành một phần quan trọng không thể nào thiếu trong các chiến dịch quảng cáo, GDN là công cụ giúp mở rộng phạm vi quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng về cho doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả.

Vậy, GDN là gì? Tầm quan trọng của hình thức quảng cáo Google Display Network như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng Bizfly đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

GDN là gì? 

GDN hay Google Display Network là một hệ thống mạng lưới bao gồm các website lớn là đối tác của Google với mục đích cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo lên các website trên môi trường internet. Các nội dung GDN hiển thị dạng tĩnh hay động về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp trên các trang web bằng các hình ảnh, video, ứng dụng hay gmail với khả năng tiếp cận được hơn 90% người dùng mạng internet.

gdn là gì

GDN là gì? 

Tầm quan trọng của hình thức quảng cáo GDN là gì? 

Hình thức quảng cáo GDN được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình bởi họ hiểu được tầm quan trọng của hình thức này đối với họ.

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tìm ra các khách hàng tiềm năng phù hợp thông qua độ tuổi, giới tính, vị trí của khách hàng sau mỗi lượt click.
  • GDN là phương pháp Remarketing cho phép banner có khả năng quảng cáo lại các dịch vụ và sản phẩm đến khách hàng đã tương tác với quảng cáo trước đó.
  • Giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và định dạng các quảng cáo nhờ sự đa dạng định dạng hiển thị banner.
Ưu, nhược điểm của quảng cáo GDN 

Ngoài việc hiểu được GDN là gì thì bạn cũng nên nắm rõ được những ưu, nhược điểm của nó để có thể sử dụng một cách có hiệu quả những lợi thế và hạn chế nhược điểm:

Ưu điểm

Ưu, nhược điểm của quảng cáo GDN

Ưu, nhược điểm của quảng cáo GDN (Google Display Network)

  • Khả năng tiếp cận người dùng: GDN có độ bao phủ trong phạm vi rộng trên hơn 2 triệu trang web đăng ký. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với người dùng internet.
  • Tiết kiệm chi phí CPC: GDN là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách bởi chi phí CPC của GDN rẻ hơn so với Google search nhưng vẫn hướng được đến các khách hàng mục tiêu.
  • Mức giá đa dạng: Là cách tiết kiệm chi phí và tăng ROI hiệu quả, bạn có thể chuyển đổi hình thức trả phí từ PPC sang CPM.
  • Quảng cáo hình ảnh: Hình thức quảng cáo GDN chủ yếu sử dụng hình ảnh. Điều này giúp tăng khả năng tương tác và hiệu quả hơn so với văn bản.
Nhược điểm
  • Khó kiểm soát hiển thị quảng cáo: Google luôn đặt quảng cáo hiển thị trên những trang web liên quan nhưng không phải lúc nào cũng chính xác thậm chí là trên website xấu.
  • Khó điều chỉnh hành vi khách hàng: Quảng cáo GDN khiến bạn khó có thể hướng tới các đối tượng khách hàng cụ thể và hiển thị với bất kỳ ai kể cả họ có nhu cầu hay không.

=> Có thể bạn quan tâm:Google Adword là gì? Hướng dẫn cách thực hiện quảng cáo Google Ads hiệu quả

Vị trí quảng cáo GDN 

Quảng cáo GDN cho phép thương hiệu của doanh nghiệp xuất hiện trên 2 triệu trang web, các app di động, video và tiếp cận hơn 90% người dùng internet. Tuy số liệu khổng lồ như vậy, nhưng quảng cáo hiển thị như thế nào lại tuỳ thuộc vào cách mà bạn đặt mục tiêu chiến dịch:

Vị trí quảng cáo GDN (Google Display Network)

Vị trí quảng cáo GDN (Google Display Network)

  • Tìm kiếm từ khoá và các chủ đề liên quan.
  • Chọn trang web cụ thể
  • Dựa trên sở thích, lịch sử và nhân khẩu ghé thăm web của khách hàng để hướng đến những đối tượng mục tiêu cụ thể.
Các kiểu hiển thị quảng cáo GDN phổ biến 

Khi tìm hiểu GDN là gì, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các kiểu hiển thị uảng cáo GDN phổ biến dưới đây.

Các kiểu hiển thị quảng cáo GDN phổ biến

Các kiểu hiển thị quảng cáo GDN phổ biến 

  • Hiển thị dạng văn bản: Là cách hiển thị đơn giản nhất của quảng cáo chỉ bao gồm 1 dòng tiêu đề, 1 URL đích và hai dòng nội dung cơ bản.
  • Hiển thị dạng hình ảnh: Là cách hiển thị phổ biến nhất bằng các banner, hình ảnh quảng cáo đầy màu sắc.
  • Hiển thị đa phương tiện: Gồm các yếu tố ảnh động, tương tác hay các khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào cách mà khách hàng tương tác hoặc xem quảng cáo.
  • Hiển thị dạng video: Là cách quảng cáo Video Outstream của Google.
7 bước tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN 

Sau đây là 7 bước tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN mà bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về GDN.

Bước 1: Tạo chiến dịch quảng cáo GDN bằng cách Chọn chiến dịch -> Chiến dịch mới.

Bước 2: Chọn mục tiêu: Chọn tạo chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu -> Chọn loại chiến dịch là hiển thị -> Chọn chiến dịch hiển thị chuẩn.

7 bước tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN

7 bước tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN

Bước 3: Đặt địa chỉ quảng cáo: Chọn nhập một vị trí khác -> Nhập địa chỉ mà bạn muốn hiển thị quảng cáo hoặc loại trừ địa chỉ đó.

Bước 4: Đặt giá thầu: Chọn chiến lược giá thầu thủ công -> Chọn CPC thủ công khi bạn mới bắt đầu tạo quảng cáo GDN.

Bước 5: Cài đặt nhóm quảng cáo với những chủ đề hoặc thông điệp cụ thể:

  • Bằng cách phân tích sở thích, điều khách hàng quan tâm, thói quen, khách hàng theo dõi những gì để cài đặt các đối tượng hướng đến.
  • Phân tích các lĩnh vực và người dùng quan tâm như làm đẹp, sức khỏe, du lịch và công nghệ,..
  • Phân tích cách mà khách hàng tương tác với doanh nghiệp để chỉnh sửa mục tiêu.

Bước 6: Đặt giá thầu nhóm quảng cáo: Bạn nên cân nhắc thật kỹ tại bước này để xác định được mức chi phí phù hợp mình sẽ bỏ ra cho quảng cáo.

Bước 7: Tạo quảng cáo GDN: Chọn tạo quảng cáo -> Tải lên quảng cáo hiển thị dạng hình ảnh và theo dõi hiệu quả của chiến dịch.

Hy vọng, với những thông tin hữu ích mà Bizfly đã cung cấp cho bạn trong bài viết này, bạn đã hiểu được GDN là gì cũng như các ưu, nhược điểm, tầm quan trọng và các bước tối ưu chiến dịch một cách hiệu quả để áp dụng những lợi thế vào thực tiễn trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly