Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Academia.eduAcademia.edu

BÌNH LUẬN VỀ DỰ THẢO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI VIỆT NAM - Commentary on research on international investment dispute settlement by court and arbitration in Vietnam.

2015, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI VIỆT NAM

BÌNH LUẬN VỀ DỰ THẢO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI VIỆT NAM LS. Nguyễn Mạnh Dũng Tác giả là Luật sư với 23 năm kinh nghiệm thực tiễn, thành viên của Viện trọng tài London (CIArb) và Ủy ban Trong tài của Hiệp hội luật sư quốc tế (IBA), chuyên gia tại Việt Nam của nhóm Ngân Hàng thế giới, Thạc sĩ chuyên ngành Giải quyết tranh chấp quốc tế của trường Luật Queen Mary, Đại học Tổng hợp Luân Đôn (Anh). Bình luận này được thực hiện với sự hỗ trợ của các luật sư của Công ty Luật TNHH Tư Vấn Độc Lập bao gồm Luật sư Nguyễn Ngọc Minh, thạc sĩ chuyên ngành Luật thương mại quốc tế tại Đại học Monash (Úc), Nguyễn Thị Thu Trang, thạc sĩ chuyên ngành Luật trọng tài quốc tế tại Đại học tổng hợp Erasmus Rotterdam (Hà Lan); Nguyễn Lê Quỳnh Chi, thạc sĩ chuyên ngành Luật Tranh tụng quốc tế và Đặng Vũ Minh Hà, thạc sĩ chuyên ngành Luật Hòa giải quốc tế tại Đại học Leicester (Anh Quốc). Chi tiết liên hệ tại www.dzungsrt.com. Nhận xét chung Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tham khảo thêm tại: http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/3735/Tinh-hinh-dau-tu-nuoc-ngoai-9-thang-nam-2015 là nguy cơ tiềm ẩn của những tranh chấp có thể phát sinh từ hoạt động đầu tư quốc tế và trên thực tế số lượng tranh chấp đầu tư đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, Báo cáo này đã đáp ứng được như cầu của thực tiễn và sẽ giúp thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, tòa án, cơ quan chính phủ cũng như các chủ thể khác liên quan đến hoạt động đầu tư. Đồng thời Báo cáo sẽ tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Báo cáo đã đưa ra được những đánh giá khách quan, nhận định khá toàn diện dựa trên các phân tích về quy định của pháp luật, các hiệp định, điều ước mà Việt Nam đã ký kết và thực tiễn thi hành tại Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đặc biệt, phần đánh giá chung về những bất cập, hạn chế trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Tòa án, trọng tài Việt Nam đã khá đầy đủ và phán ảnh đúng thực trạng hiện nay. Chúng tôi cũng đánh giá cao các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thiết chế giải quyết tranh chấp đầu tư tại Việt Nam mà Báo cáo đã đề xuất. Cụ thể, Báo cáo đã nêu rõ đối tượng và nhiệm vụ đối với từng giải pháp, cũng như tác động của các giải pháp đến hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đối với hai thiết chế quan trọng nhất là trọng tài và tòa án. Một số góp ý nhằm hoàn thiện Báo cáo Khái niệm “đầu tư”, “tranh chấp đầu tư quốc tế” và “nhà đầu tư” Theo như ghi chú tại trang 4 của Báo cáo, phạm vi của “tranh chấp đầu tư quốc tế” bao gồm hai loại là: tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước, cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận đầu tư; tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cá nhân, tổ chức tư nhân của quốc gia tiếp nhận đầu tư liên quan đến khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một trong những khó khăn đầu tiên khi giải quyết các vụ tranh chấp đầu tư là việc xác định các khái niệm pháp lý “đầu tư” và “nhà đầu tư” theo nghĩa rộng trong các hiệp định đầu tư song phương (BITs) và thường phức tạp hơn khái niệm theo nghĩa hẹp được sử dụng trong pháp luật đầu tư của quốc gia. Do đó, “đầu tư” có thể bao gồm các loại tài sản như động sản, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, quyền đòi tiền hay quyền theo hợp đồng có giá trị kinh tế, quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền kinh doanh theo pháp luật hoặc theo hợp đồng. Một số khía cạnh pháp lý của các hiệp định đầu tư của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Ngoại giao Việt Nam- Vụ luật pháp và điều ước quốc tế, Đồng chủ nhiệm đề tài: Lê Đức Hạnh và Nguyễn Đăng Thắng, trang. 81 Như vậy, Báo cáo cần làm rõ hơn khái niệm đầu tư không phải chỉ dựa trên cơ sở của luật đầu tư Việt Nam mà còn phải cả trên cơ sở các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Các cơ chế (thiết chế) để giải quyết tranh chấp đầu tư Nội dung của Báo cáo mới chỉ đề cập đến hai phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu là tòa án và trọng tài. Trong khi đó, các tranh chấp đầu tư thường trước hết được giải quyết qua các biện pháp ngoại giao bao gồm đàm phán, thương lượng, hòa giải (ví dụ Điều 10- BIT Việt Nam- Ấn Độ năm 1997 Điều 10- BIT Việt Nam- Ấn Độ năm 1997: Tranh chấp giữa các bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng hiệp định này, trong chừng mực có thế, được giải quyết thông qua thương lượng [...]) và tham vấn (ví dụ Điều 27 trong BITs giữa Việt Nam và Cu Ba năm 2007 Điều 27 trong BITs giữa Việt Nam và Cu Ba năm 2007: Mỗi bên ký kết có thể, theo đề nghị của Bên ký kết kia, tổ chức tham vấn để rà soát việc thực thi Hiệp định này và nghiên cứu về bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ hiệp định này. Việc tham vấn sẽ được tổ chức giữa các cơ quan có thẩm quyền của các bên ký kết theo thời gian và địa điểm do các bên ký kết thỏa thuận thông qua các kênh phù hợp. ). Điều này cũng phù hợp với xu thế hiện nay của quốc tế và thực tiễn thương lượng và hòa giải là những phương thức đặc biệt hiệu quả đối với việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Cụ thể UNCITRAL đã có đề xuất xây dựng một Công ước quốc tế về Công nhận và thi hành Thỏa thuận hòa giải thành tương tự như Công ước New York 1958. http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/V14/035/93/PDF/V1403593.pdf?OpenElement Tại Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng trong phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020 đã được Bộ chính trị đề ra trong Nghị quyết 49/TW về chiến lược cải cách tư pháp là “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Điều 14.1 của Luật đầu tư Việt Nam cũng quy định theo hướng giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải là bước đầu tiên và bắt buộc trong tranh chấp đầu tư. Hơn nữa, Bộ Tư pháp hiện nay cũng đang tiến hành soạn thảo Nghị định về Hòa giải thương mại, dự định sẽ trình Chính phủ thông qua vào cuối năm nay. Trên thực tế, nhiều vụ kiện đầu tư, điển hình như vụ kiện TVB kiện Nhà nước Việt Nam theo BIT Việt Nam- Hà Lan cuối cùng cũng đã được giải quyết bằng việc đạt được một thỏa thuận thương lượng. Vì vậy, Dự thảo báo cáo có thể bổ sung thêm phần nội dung liên quan đến quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng thương lượng và hòa giải. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng thương lượng, hòa giải như có chính sách khuyến khích giải quyết tranh chấp đầu tư bằng hòa giải, ủng hộ khả năng thi hành của thỏa thuận hòa giải thành, kết hợp các phương thức giải quyết tranh chấp (trọng tài – hòa giải – trọng tài) trong Luật đầu tư, BLTTDS sửa đổi và Dự thảo Nghị định hòa giải thương mại. Thước đo tính hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư Một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo là Đánh giá về những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần chỉ rõ thước đo để đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư. Theo chúng tôi, các đánh giá của Báo cáo có thể căn cứ theo các tiêu chí của Nghiên cứu của Nhóm Ngân hàng thế giới về môi trường kinh doanh tại hơn 189 nền kinh tế, trong đó, Việt Nam hiện đang xếp thứ 78. Tham khảo thông tin của nghiên cứu “Đảm bảo thực thi hợp đồng” của Nhóm Ngân hàng thế giới http://www.doingbusiness.org/methodology/enforcing-contracts và Tham luận Góp ý dự thảo BLTTDS để cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị Quyết 19 của Chính Phủ - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vào tháng 9/2015 Ngoài ra, tính hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư cũng được thể hiện qua những số liệu thống kê, khảo sát thực tiễn về giải quyết tranh chấp đầu tư tại Việt Nam. Mặc dù hiện nay chưa có thống kê chính thức về số liệu vụ việc đầu tư nước ngoài được giải quyết tại Tòa án Việt Nam, nhưng Tòa án nhân dân tối cao đã yêu cầu các tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thống kê và và xây dựng Báo cáo về kết quả xét xử, giải quyết các vụ việc về đầu tư có yếu tố nước ngoài theo Công văn số 236/TANDTC-HTQT ngày 16/09/2015. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang là một bên tranh chấp của 7 vụ kiện đầu tư quốc tế và điều đáng lưu ý là rất nhiều vụ kiện là hậu quả của việc nhà đầu tư đã không thỏa mãn với quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư tại Tòa án và Trọng tài Việt nam. 7 vụ kiện đó là: 1. Đại lộ Đông Tây (tp. HCM)- Nhà thầu Obayashi (Nhật Bản); 2. PC2 (UBND TP. HN- nhà thầu Nhật Bản); 3.MTPLT (Hoa Kỳ) (vụ SML); 4.SK E&C (Hàn Quốc); 5.South Fork (Hoa Kỳ); 6.DialAsie (Pháp); và 7.Trịnh Vĩnh Bình (Hà Lan) Liên quan đến thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng trọng tài Việt Nam, thì như Báo cáo nhận định là số lượng còn rất hạn chế. Tham khảo: http://viac.vn/thong-ke/cac-ben-lien-quan-a167.html Tuy nhiên, Báo cáo nên đưa ra số liệu chính xác là có bao nhiêu tranh chấp đầu tư có yếu tố nước ngoài đã được giải quyết tại VIAC để tăng tính thuyết phục. Phân tích dưới góc độ so sánh đối chiếu những khác biệt trong thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Như Báo cáo đã nhận định tại trang 18 và trang 41, các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam hiện nay được giải quyết tại Tòa án hay Trọng tài trong nước thì vẫn phải tuân theo thủ tục chung áp dụng cho các vụ việc thương mại hoặc hành chính thông thường khác. Trong khi đó, tranh chấp đầu tư quốc tế có một số đặc trưng riêng cần phải được lưu ý khi giải quyết. Tuy nhiên, Báo cáo vẫn chưa thực sự cho thấy được sự khác biệt trong thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế về quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng, nhất là tại Tòa án Việt Nam. Cụ thể, Mục II.1 của Báo cáo đề cập về thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất nội dung phần này mới chỉ dừng lại ở việc trình bày về thủ tục giải quyết tranh chấp nói chung trong Bộ luật tố tụng dân sự chứ chưa cho thấy được đặc trưng trong thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Tương tự, Mục I, Phần thứ hai của Báo cáo liên quan đến thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại tòa án, trọng tài nhưng chỉ nhận định chung chung chứ chưa cho thấy được thống kê hay phân tích cụ thể về số liệu, về kết quả giải quyết tranh chấp, v...v Hay so sánh đối chiếu những khác biệt trong tranh tụng tại Việt nam so với tranh tụng quốc tế dẫn đến những vụ việc này không được giải quyết dứt điểm mà có thể dẫn đến kiện Chính phủ Việt Nam như Báo cáo đề cập. Chúng tôi cho rằng Báo cáo nên bổ sung những số liệu và phân tích so sánh đối chiếu này để có tính thuyết phục hơn và tạo tiền đề để đưa ra các ý kiến đóng góp dựa trên thực tế. Môi trường pháp lý cho lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt nam: Một trong những nội dung cơ bản mà chúng tôi cho rằng Báo cáo nên bổ sung là những đề xuất cải thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Cụ thể: Liên quan đến pháp luật tố tụng Trong trường hợp vụ tranh chấp đầu tư quốc tế được giải quyết tại Tòa án Việt Nam thì sẽ áp dụng Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự, đặc biệt là phần thứ 9 về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần 1 và 2 nói trên, thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiều điểm khác biệt, cần lưu ý. Một trong số đó là việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp luật áp dụng là pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, BLTTDS hiện hành vẫn chưa có quy định về vấn đề này nên trên thực tế các thẩm phán thường tự mình diễn giải pháp luật nước ngoài hoặc áp dụng tương tự pháp luật Việt Nam. Dự thảo BLTTDS hiện nay đã bổ sung tại điều 466 Điều 466- Dự thảo BLTTDS ngày 15/09/2015- Xác định và cung cấp nội dung pháp luật của nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự dân sự có yếu tố nước ngoài (mới) Trong trường hợp Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật của nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì trách nhiệm xác định và cung cấp nội dung pháp luật của nước ngoài được thực hiện như sau: 1. Trường hợp các đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước ngoài và đã lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài đó cho Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự. Các bên đương sự chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp. Trường hợp các bên không thống nhất được với nhau về pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cung cấp pháp luật nước ngoài. 2. Trường hợp pháp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì các đương sự có quyền cung cấp pháp luật nước ngoài cho Tòa án hoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao cung cấp pháp luật nước ngoài. về Xác định và cung cấp nội dung pháp luật của nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây là một trong những đổi mới hết sức đáng hoan nghênh của dự thảo BLTTDS sửa đổi. Đối với tố tụng trọng tài, hiện nay pháp luật trọng tài thương mại và các quy tắc của các trung tâm trọng tài chưa có điều khoản cụ thể liên quan đến việc đánh giá và thu thập chứng cứ, hay quy tắc hành nghề của trọng tài viên, của luật sư trong tố tụng trọng tài. Theo như chúng tôi được biết, hiện chỉ có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đang nghiên cứu để công bố một bộ quy tắc đạo đức hành nghề của trọng tài viên phù hợp với Hướng dẫn về mâu thuẫn lợi ích của Hiệp hội luật sư quốc tế (IBA). Ngoài ra, cũng mới chỉ có VIAC là đã có một số vụ việc mà trọng tài viên đã áp dụng Quy tắc thu thập và đánh giá chứng cứ của IBA. Vì vậy, chúng tôi hy vọng các trung tâm trọng tài thương mại khác của Việt nam có thể mạnh dạn trong việc áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế này để nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp đầu tư quốc tế nói riêng. Việt nam chưa phải là thành viên của Công ước Washington 1965 (ICSID) nên các vụ kiện trọng tài đầu tư quốc tế của Việt nam thường được tiến hành theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL trong khi đây lại là Quy tắc trọng tài dành cho vụ việc (ad-hoc), mặc dù trên lý thuyết đã được ghi nhận trong Luật trọng tài thương mại của Việt nam năm 2010 nhưng trên thực tế thì lại rất ít khi được áp dụng. Do đó những nghiên cứu về Trong tài theo quy tắc UNCITRAL ở Việt nam là rất hạn chế. Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế Trong phạm vi của Báo cáo, sẽ khó có thể xem xét được hết các vấn đề liên quan tới nội dung của tranh chấp đầu tư quốc tế mà vốn dĩ rất đa dạng và phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy Báo cáo có thể đưa ra một số nhận định về việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. So sánh với Luật đầu tư 2005 trước đây, Khoản 4, Điều 4, Luật đầu tư 2014 đã mở rộng quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế trong những hợp đồng đầu tư nhất định. Tuy nhiên, quyền lựa chọn của các bên trong trường hợp này vẫn bị ràng buộc bới một hạn chế đó là việc thỏa thuận phải không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi cho rằng cách quy định hiện nay có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn khi xác định hiệu lực của một thỏa thuận chọn luật áp dụng. Cụ thể, không thể đảm bảo rằng pháp luật nước ngoài cũng như thực tiễn đầu tư quốc tế sẽ tương thích hoàn toàn với pháp luật Việt Nam. Như vậy, nếu không có hướng dẫn hay diễn giải chi tiết, mọi khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đều có thể bị xem một cách máy móc là trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Mặt khác, các điểu 692, 693, 695 của Dự thảo Bộ luật dân sự lấy ý kiến nhân dân đã có quy định rõ ràng cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế nếu các bên thỏa thuận hay được dẫn chiếu đến (trừ khi vi phạm trật tự công), cũng như cách áp dụng luật nước ngòai. Do đó, Báo cáo có thể đưa ra khuyến nghị để giúp bảo đảm tối đa hiệu lực của các thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, các công ước quốc tế hoặc tập quán đầu tư quốc tế mà các bên đã lựa chọn áp dụng. Yếu tố nhân lực, quản trị: Báo cáo đã đưa ra những đánh giá hết sức chính xác liên quan đến vấn đề tổ chức, nhân lực tại trang 59 và 60 cũng như những giải pháp liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc cải thiện chương trình đào tạo Luật ở bậc đại học và các chương trình đào tạo kỹ năng nghề như Báo cáo đề xuất, chúng tôi cho rằng để nâng cao hiểu biểt và kinh nghiệm xét xử, Bộ tư pháp có thể công khai một số thông tin liên quan đến các vụ kiện đầu tư quốc tế mà Việt Nam là một bên tham gia. Tương tự việc công bố các quyết định trọng tài (sau khi bỏ thông tin của các bên tranh chấp) cũng nên được tiến hành. Điều này cũng sẽ giúp tăng cường sự minh bạch cho nền tư pháp và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, học tập. Thứ hai, như đã đề cập ở trên, trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế thường được sử dụng và lựa chọn bởi các bên tranh chấp. Trong khi đó, luật sư Việt Nam thường có kiến thức hạn chế về pháp luật nước ngoài để có thể tham gia tranh tụng khi luật nước ngoài áp dụng. Việc cho phép luật sư quốc tế tham gia tranh tụng tại Việt nam ít nhất đối với lĩnh vực trọng tài, sẽ tạo điều kiện cho việc học tập và trao đổi các kỹ năng hành nghề cũng như kiến thức về pháp luật quốc tế. Đối với các trung tâm trọng tài, để đảm bảo tố tụng trọng tài minh bạch hiệu quả, cần có cơ chế quản lý tố tụng trọng tài và chính sách phát triển kinh doanh rõ ràng và nâng cao cơ sở vật chất cho trung tâm trọng tài thương mại của Việt nam. Biện pháp phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế Mặc dù Báo cáo tập trung nghiên cứu về “việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Tòa án, trọng tài tại Việt Nam”, tuy nhiên chúng tôi cho rằng Báo cáo có thể bổ sung một phần nội dung quan trọng liên quan đến “những biện pháp phòng ngừa” phát sinh tranh chấp đầu tư quốc tế. Thực tế, các vụ kiện chính phủ theo hiệp định bảo hộ đầu tư thường viện dẫn những cam kết của quốc gia đó theo hiệp định như: đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, đối xử công bằng (và thỏa đáng) và bảo vệ an toàn và an ninh đầy đủ và bảo đảm quyền sở hữu. Theo đó, Báo cáo có thể đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp đối với quá trình ký kết và thực hiện các hiệp định đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, khi đàm phán, ký kết hiệp định đầu tư, cần cân nhắc đối tác ký kết, cân nhắc lợi ích và rủi ro của các cam kết trong hiệp định, điều khoản về giải thích hiệp định, điều khoản về giải quyết tranh chấp, điều khoản về ngoại lệ. Trong quá trình áp dụng và thực hiện hiệp định đầu tư, cần ban hành và áp dụng các chính sách đầu tư minh bạch và công bằng; công bố, công khai các lý do biện minh trước khi ban hành một biện pháp bảo hộ hay chính sách nào đó. Đặc biệt, cần tránh phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, cũng như xu hướng bảo hộ công dân và doanh nghiệp trong nước gây ra vi phạm cam kết bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, mà quyền sở hữu này hoàn toàn có thể phát sinh từ quyền lợi theo hợp đồng hay quyền đòi tiền/ tài sản đáng được hưởng theo một phán quyết của trọng tài hay bản án của tòa án nước ngoài./.