Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Academia.eduAcademia.edu

Tối Ưu Hóa Quy Trình Điều Chế Cao Phun Sấy Bưởi Non

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình điều chế cao phun sấy bưởi non với việc tối ưu hóa các hàm mục tiêu bằng phương pháp tiếp cận mong muốn. Đối tượng và phương pháp: 20 thử nghiệm tối ưu được tiến hành để mô tả sự ảnh hưởng của nhiệt độ khí vào, lưu lượng khí, loại và tỷ lệ giá mang đến quá trình phun sấy. Kết quả: Điều kiện phun sấy cao bưởi non tối ưu là nhiệt độ khí vào 160 oC, lưu lượng khí 200 m3/h, loại giá mang maltodextrin – aerosil (2:1) với tỷ lệ 70 % so với lượng chất rắn trong cao. Khi đó, hiệu suất phun sấy đạt 45,03 %, hàm lượng flavonoid đạt 19,58 %, khối lượng riêng là 0,34 g/ml và phân suất nén là 23,05 %. Kết luận: Đã thiết kế mô hình thực nghiệm và tối ưu hoá thành công quy trình phun sấy cao bưởi non bằng phần mềm Design-Expert phiên bản 12.0.3.0. Đây là cơ sở quan trọng cho các giai đoạn phát triển dạng bào chế hiện đại chứa chiết xuất bưởi non như viên nén, viên nang.

vietnam medical journal n02 - NOVEMBER - 2022 TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CAO PHUN SẤY BƯỞI NON Bùi Thái Thảo Ly1, Trương Minh Nhựt1, Trương Văn Đạt1, Lê Minh Trí1, Nguyễn Hữu Lạc Thủy1 TÓM TẮT 19 Mục tiêu: Nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình điều chế cao phun sấy bưởi non với việc tối ưu hóa các hàm mục tiêu bằng phương pháp tiếp cận mong muốn. Đối tượng và phương pháp: 20 thử nghiệm tối ưu được tiến hành để mô tả sự ảnh hưởng của nhiệt độ khí vào, lưu lượng khí, loại và tỷ lệ giá mang đến quá trình phun sấy. Kết quả: Điều kiện phun sấy cao bưởi non tối ưu là nhiệt độ khí vào 160 oC, lưu lượng khí 200 m3/h, loại giá mang maltodextrin – aerosil (2:1) với tỷ lệ 70 % so với lượng chất rắn trong cao. Khi đó, hiệu suất phun sấy đạt 45,03 %, hàm lượng flavonoid đạt 19,58 %, khối lượng riêng là 0,34 g/ml và phân suất nén là 23,05 %. Kết luận: Đã thiết kế mô hình thực nghiệm và tối ưu hoá thành công quy trình phun sấy cao bưởi non bằng phần mềm Design-Expert phiên bản 12.0.3.0. Đây là cơ sở quan trọng cho các giai đoạn phát triển dạng bào chế hiện đại chứa chiết xuất bưởi non như viên nén, viên nang. Từ khóa: cao bưởi non, phun sấy, tối ưu hóa SUMMARY OPTIMIZATION OF SPRAY DRYING PROCESS PARAMETERS OF YOUNG POMELO EXTRACT Objectives: The study aimed to find the optimal conditions for the production of young pomelo spraydrying extract with multi-objective optimization using the desirability function approach. Subjects and methods: 20 laboratory experiments were conducted to build the objective function that describes the drying air temperature, the air flow, the influence and rate of exipients to the spray drying process. Results: By means of expected function it was able to solve multiobjective optimization for determining the optimal mode for young pomelo spray-drying extract translated as follows: drying air temperature 160 oC, air flow 200 m3/h, type carrier maltodextrin – aerosil (2:1) and the ratio of carrier 70 % to the solids in the extract. At this condition, the performance reached 45.03 %, the flavonoid content was 19.58 %, the density was 0.34 g/ml, and the compression fraction was 23.05%. Conclusion: Experimental model has been designed and suscessfully optimized for the spray drying process of young pomelos using Design-Expert software version 12.0.3.0. This is an important basis for the development of modern dosage forms containing young pomelo extract such as tablets or capsules. Keywords: young pomelo extract, spray-drying, optimization 1Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hữu Lạc Thủy Email: nguyenhuulacthuy@ump.edu.vn Ngày nhận bài: 5.9.2022 Ngày phản biện khoa học: 31.10.2022 Ngày duyệt bài: 7.11.2022 74 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quả bưởi non (BN) là quả non, chưa trưởng thành của cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck, Rutaceae). Loài này được trồng phổ biến ở Việt Nam, một số tỉnh thành có sản lượng lớn như Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Nai, Phú Thọ, … Trong quá trình chăm sóc, để đạt năng suất canh tác cao thì người nông dân thường phải loại bỏ bớt khoảng 30 % những quả bưởi khi còn non để cây tập trung dinh dưỡng cho những quả còn lại được phát triển tốt. Lượng BN bị loại thường bỏ đi, và nếu xử lý không tốt chúng sẽ phân huỷ làm ô nhiễm và đôi khi tăng mầm bệnh cho vườn bưởi. Trong khi đó, y học cổ truyền đã sử dụng vỏ bưởi như một loại dược liệu hiệu quả để chữa ho, sưng tấy, động kinh, ... và cả mục đích làm đẹp [6]. Ngoài ra, đã có nhiều báo cáo về tác dụng dược lý của quả bưởi như chống oxy hóa, kháng viêm, hạ lipid máu, … [2, 3, 5]. Vì vậy, ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu BN vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng và góp phần phát triển một sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của thời đại như béo phì, đột quỵ do lối sống ít vận động của con người trong thời đại hiện nay. Sấy phun là kỹ thuật hiệu quả cho quá trình tạo nên các sản phẩm dạng bột khô chất lượng cao, thuận lợi trong quá trình bào chế các dạng thuốc hiện đại như viên nén, viên nang. Hơn nữa, quá trình phun sấy được tiến hành trong thời gian ngắn giúp dược chất tránh bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, giúp duy trì chất lượng của sản phẩm tạo thành. Chính vì thế, đề tài “Tối ưu hóa quy trình điều chế cao phun sấy bưởi non” được thực hiện với mục đích xác định các điều kiện phun sấy tối ưu để thu được cao khô với hiệu suất cao nhất, hàm lượng flavonoid lớn nhất và có thể chất phù hợp cho quá trình sản xuất viên nang. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu và phầm mềm. Cao BN được chiết bột BN với dung môi ethanol 70 % bằng phương pháp ngâm có gia nhiệt ở 75 oC trong 24 giờ, thỉnh thoảng khuấy trộn. Gộp tất cả dịch chiết, thu hồi dung môi đến thành cao chiết có thể chất ổn định và đạt tiêu chuẩn cơ sở. Cyclodextrin, aerosil (Trung Quốc), maltodextrin (Glucidex 12 - Roquette, Pháp) đạt TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ 2 - 2022 tiêu chuẩn cơ sở, ethanol 70 % và nước cất 2 lần. Phần mềm Design-Expert phiên bản 12.0.3.0 (Stat-Ease Inc., Mỹ). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình phun sấy Cân 75 g cao BN, thêm 300 ml nước và phân tán chất mang vào dịch này với các tỷ lệ khác nhau so với lượng chất rắn trong cao, trộn đều ở 70oC. Tiến hành phun sấy hỗn hợp sau khi trộn trên thiết bị phun sấy Pilotech YC-500 (Shanghai Pilotech, Trung Quốc) với các thông số phun sấy cố định: - Kiểu đầu phun dùng khí nén 1,0 mm - Áp suất phun dịch: 0,18 ± 0,01 MPa Khảo sát các thông số thay đổi theo bảng 1. Bảng 1. Các công thức khảo sát điều kiện phun sấy Công thức Nhiệt độ khí vào (oC) Lưu lượng khí (m3/h) Tốc độ bơm dịch (ml/phút) F1 120 260 7 F2 140 260 7 F3 120 260 7 F4 140 260 7 F5 140 200 7 F6 140 260 9 Loại giá mang* - - CD CD CD CD Tỷ lệ giá mang (%) ** *CD = cyclodextrin, MD = maltodextrin, AE = aerosil, ** so với hàm lượng chất rắn của cao Xác định hiệu suất phun sấy, hàm lượng flavonoid, khối lượng riêng, phân suất nén. Từ đó lựa chọn các thông số ảnh hưởng đến quá trình phun sấy cho thử nghiệm tối ưu hóa. 30 30 30 30 sấy 2.2.2. Đánh giá chất lượng cao BN phun a. Hiệu suất phun sấy. Hiệu suất phun sấy được tính bằng % khối lượng sản phẩm thu được so với tổng khối lượng lý thuyết. b. Hàm lượng flavonoid - Mẫu thử: cân một lượng cao BN phun sấy thích hợp vào bình định mức 50 ml, thêm 30 methanol 50%, siêu âm 10 phút, để nguội và thêm dung môi đến vạch, lắc đều. Lọc qua giấy lọc, bỏ khoảng 10 ml dịch lọc đầu. Lấy chính xác 5 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, điền đầy tới vạch bằng methanol 50%, lắc đều. - Mẫu chuẩn: naringin pha trong methanol 50 %, nồng độ 20 μg/ml. - Mẫu trắng: dung môi methanol 50 %. Xác định độ hấp thu của mẫu thử và mẫu chuẩn ở bước sóng 283 nm. Hàm lượng X (%) của flavonoid được tính theo công thức: Trong đó: AT: độ hấp thu của dung dịch thử AC: độ hấp thu của dung dịch chuẩn CC: nồng độ dung dịch chuẩn (μg/ml) α: độ tinh khiết của chuẩn (%) D: độ pha loãng của dung dịch thử (ml) m: khối lượng cân mẫu thử (g) h: độ ẩm của cao (%) c. Khối lượng riêng và phân suất nén F7 140 260 7 MD:AE (2:1) 30 F8 140 260 7 MD:AE (2:1) 50 Khối lượng riêng và phân suất nén được tính dựa vào thể tích trước gõ và thể tích sau gõ của sản phẩm thu được. 2.2.3. Thiết kế mô hình thực nghiệm và tối ưu hóa quy trình phun sấy a. Thiết kế mô hình thực nghiệm. Thiết kế mô hình I-Optimal bằng phần mềm DesignExpert phiên bản 12.0.3.0 gồm 20 công thức với 4 biến số độc lập ảnh hưởng đến quy trình phun sấy bao gồm nhiệt độ khí vào (oC), lưu lượng khí (m3/h), phần trăm giá mang (%), loại giá mang. Khảo sát các biến số phụ thuộc như hiệu suất phun sấy (%), hàm lượng flavonoid (%), khối lượng riêng (g/ml), phân suất nén (%) nhằm cung cấp dữ liệu cho qua trình tối ưu hóa. b. Tối ưu hóa. Phân tích ảnh hưởng của những biến độc lập quan trọng ảnh hưởng đến từng biến phụ thuộc thông qua phân tích phương sai (ANOVA). Đánh giá các thông số bao gồm trị số p-value, R2, R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2), R2 dự đoán (Predicted R2) và độ chính xác thích hợp (Adequate precision). Từ đó, phần mềm đưa ra phương trình hồi quy của các biến phụ thuộc. Thực nghiệm tối ưu được lựa chọn là thực nghiệm có chỉ số mong muốn cao nhất được đưa ra từ phần mềm Design-Expert. c. Thực nghiệm kiểm chứng. Thực nghiệm tối ưu được lựa chọn là thực nghiệm có chỉ số mong muốn cao nhất được đưa ra từ phần mềm. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phun sấy. Kết quả khảo sát các biến công thức và quy trình được trình bày ở bảng 2. 75 vietnam medical journal n02 - NOVEMBER - 2022 Bảng 2. Kết quả khảo sát các biến công thức và quy trình (n = 3) Công thức F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 Hiệu suất phun sấy 15,34 20,35 15,82 13,56 35,60 47,21 (%) Hàm lượng flavonoid 24,78 ± 25,76 ± 25,48 ± 24,35 ± 25,94 ± 23,16 ± Không thu (%) 0,27 0,59 0,48 0,35 0,09 0,35 được bột Khối lượng riêng 0,39 ± 0,36 ± 0,35 ± 0,35 ± 0,32 ± 0,36 ± rắn (g/ml) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 23,25 ± 21,18 ± 20,76 ± 21,74 ± 26,15 ± 18,56 ± Phân suất nén (%) 0,39 0,28 0,68 0,18 0,63 0,66 Nhận xét: Nhiệt độ tăng sẽ làm quá trình các công thức sử dụng tá dược CD. Tuy nhiên, phun đạt hiệu quả về mặt năng suất cao hơn khi thay CD bằng MD:AE, khối lượng riêng giảm (công thức F3 và F4) Đồng thời, sự gia tăng về (p < 0,01) và phân suất nén tăng (p < 0,01), nhiệt độ giảm khối lượng riêng (p < 0,01) và ảnh hưởng không tốt đến khả năng trơn chảy phân suất nén (p < 0,01) của bột thành phẩm của bột. Vì vậy, yếu tố loại giá mang được đưa thu được. Tuy nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ khí vào ma trận thực nghiệm và hỗn hợp MD:AE sẽ vào không ảnh hưởng đến hàm lượng flavonoid được sử dụng cho các thực nghiệm tiếp theo, (p = 0,058). đồng thời tỷ lệ của 2 thành phần trong hỗn hợp Khi giảm lưu lượng khí (công thức F4 và F5) được thay đổi với mong muốn thu được hiệu làm giảm hiệu suất và khối lượng riêng (p < 0,01). suất phun tối đa và bột thành phẩm đạt các yêu Trong khi đó, sự thay đổi về thông số quy trình này cầu về hàm lượng dược chất, khối lượng riêng và không làm ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến phân suất nén. hàm lượng dược chất và phân suất nén (p > 0,05). Khi tỷ lệ giá mang tăng làm tăng hiệu suất Sự gia tăng tốc độ bơm dịch (công thức F4 phun sấy, khối lượng riêng (p < 0,01), giảm phân và F6) làm giảm đồng hiệu suất của quá trình, suất nén và hàm lượng flavonoid (p < 0,01). Như vậy, các yếu tố đưa vào ma trận thực hàm lượng dược chất (p = 0,02) và khối lượng riêng (p < 0,01). Hơn nữa, phân suất nén lại nghiệm bao gồm: nhiệt độ khí vào (oC), lưu tăng khi tốc độ bơm tăng (p = 0,04). Tất cả các lượng khí (m3/h), loại giá mang, tỷ lệ giá mang xu hướng này đều làm không thuận lợi cho hiệu (%). Các biến số đầu ra bao gồm: hiệu suất năng của quá trình và tính chất của bột phun sấy phun sấy (%), hàm lượng dược chất (%), khối (khả năng trơn chảy), giảm tốc độ bơm lại làm lượng riêng (g/ml) và phân suất nén (%). 3.2. Kết quả thiết kế mô hình thực kéo dài thời gian phun. Như vậy, tốc độ bơm sẽ được cố định ở mức 7 ml/phút cho tất cả các nghiệm và tối ưu hóa quy trình phun sấy 3.2.1. Thiết kế mô hình thực nghiệm. Từ thực nghiệm tiếp theo. Công thức không sử dụng giá mang rắn kết quả thu được từ thực nghiệm khảo sát điều không hình thành được các tiểu phân bột xốp. kiện phun sấy, các biến số độc lập và mức của Khi thêm tá dược độn vào, quá trình phun sấy từng biến được đề xuất trong bảng 3. Bảng 3. Khoảng biến đổi các yếu tố độc xảy ra dễ dàng hơn, sản phẩm thu được khô tơi hơn, hiệu suất phun sấy cải thiện đáng kể. Việc lập Mã hóa thêm MD giúp khối bột tạo thành khô, tơi, ít vón Biến số độc lập 0 + cục, ít dính vào buồng phun. Khi phối hợp thêm o Nhiệt độ khí vào ( C) 120 140 160 AE làm bột cao khô thu đươc tơi và trơn chảy tốt Lưu lượng khí (m3/h) 130 200 260 hơn, hiệu suất cao hơn trong khi tỷ lệ sử dụng Phần trăm giá mang (%) 30 50 70 thấp hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Loại giá mang * 1 2 3 của Vũ Bình Dương (2014) [1]. Do vậy công thức *Chú thích: loại 1: MD:AE (1:1); loại 2: có sự phối trộn MD và AE được lựa chọn trong MD:AE (2:1); loại 3: MD:AE (4:1) nghiên cứu này. Kết quả phân tích biến số đầu ra của 20 Hiệu suất phun sấy ở các công thức sử dụng hỗn hợp MD: AE cao hơn khoảng 2-3 lần so với công thức này cũng được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Dữ liệu thực nghiệm từ mô hình D-Optimal. Công thức * +0-+--0 76 Hiệu suất phun sấy (%) 31,96 19,30 Hàm lượng flavonoid (%) 24,53 25,46 Khối lượng riêng (g/ml) (n=3) 0,31 ± 0,01 0,35 ± 0,03 Phân suất nén (%) (n=3) 34,30 ± 4,00 27,32 ± 6,91 TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ 2 - 2022 0--+-0000+ ++-+ ++++ -0-0 00+0+0---+ -00+-++ --++ 00-0 +0+0 -++0 00---00 -+-+ 24,95 25,58 0,35 ± 0,02 34,12 ± 4,26 22,38 22,26 0,26 ± 0,03 22,50 ± 1,24 29,14 21,97 0,31 ± 0,03 31,86 ± 5,94 13,21 25,48 0,45 ± 0,01 30,98 ± 2,14 28,92 19,66 0,33 ± 0,01 24,72 ± 4,23 47,16 25,32 0,32 ± 0,04 14,44 ± 2,68 27,72 19,86 0,38 ± 0,08 31,53 ± 5,63 42,90 21,46 0,33 ± 0,05 28,61 ± 3,37 11,82 25,35 0,31 ± 0,05 33,30 ± 1,71 35,64 22,74 0,31 ± 0,02 21,68 ± 0,94 29,60 20,10 0,33 ± 0,00 22,11 ± 6,33 9,43 20,05 0,42 ± 0,12 22,29 ± 2,53 43,35 25,42 0,31 ± 0,02 33,52 ± 8,12 45,30 19,75 0,33 ± 0,01 27,89 ± 1,47 26,94 20,16 0,37 ± 0,03 28,14 ± 0,75 16,39 23,27 0,26 ± 0,01 39,97 ± 1,62 6,71 22,05 0,32 ± 0,02 29,82 ± 8,48 38,35 25,40 0,36 ± 0,03 33,93 ± 1,04 *Chú thích: Các biến số theo thứ tự: nhiệt độ khí; lưu lượng khí; phần trăm giá mang; loại giá mang. 3.2.2. Tối ưu hóa a. Phân tích ANOVA Tiến hành phân tích phương sai nhằm xác nhận ý nghĩa thống kê của mô hình phân tích (bảng 5). Bảng 56. Kết quả phân tích phương sai Hiệu suất HL Phân suất KL riêng phun sấy flavonoid nén Biến số < 0,0001 < 0,0001 0,0007 0,0006 A: Nhiệt độ khí vào 0,0001 0,6179 0,0038 0,0029 p - value B: Lưu lượng khí < 0,0001 0,5360 0,0852 0,0228 C: Phần trăm giá mang 0,0104 < 0,0001 0,0008 0,0004 D: Loại giá mang 0,0313 0,4339 0,0049 0,0026 R2 0,9642 0,9772 0,9517 0,9309 R2 hiệu chỉnh 0,9386 0,9684 0,9115 0,8815 R2 dự đoán 0,8908 0,9555 0,8237 0,8105 Độ chính xác thích hợp 18,7664 24,3719 16,8585 14,5344 Nhận xét: - R2 của các biến phụ thuộc đều R4 = 30,76 – 2,8A + 1,61B – 3,3C + đạt trên 0,93 chứng tỏ trên 93 % sự thay đổi 3,63D[1] – 2,58D[2]. của các biến này là do các biến độc lập gây nên. Bảng 6. Điều kiện ràng buộc cho các - Các biến phụ thuộc đều có R2 hiệu chỉnh và biến số. R2 dự đoán trên 81 %, đồng thời hai giá trị này Biến số Khoảng giới Mục tiêu lệch nhau < 0,2 nên mô hình có sự phân tích và phụ thuộc hạn dự đoán hợp lý. Hiệu suất phun (%) Lớn nhất 6,71 – 45,30 - Độ chính xác thích hợp thể hiện tỷ lệ giữa “tín Hàm lượng flavonoid Trong 19,66 – 25,58 hiệu” và “nhiễu”, trị số này > 4 được xem là phù (%) khoảng hợp. Tất cả các biến đều thỏa mãn yêu cầu này. Khối lượng riêng Lớn nhất 0,26 – 0,37 b. Phương trình hồi quy. Hiệu suất phun (g/ml) sấy (R1), hàm lượng flavonoid (R2), khối Phân suất nén (%) Nhỏ nhất 22,11 – 39,97 lượng riêng (R3) và phân suất nén (R4) Công thức tối ưu nhất (có chỉ số mong muốn được biểu diễn bằng các phương trình hồi cao nhất là 0,897) được đề xuất ở bảng 7. quy sau: Bảng 7. Bảng giá trị dự đoán các thông R1 = 29,59 +9,69A +16,55B + 4,09C - số đầu vào tối ưu 4,38D[1] + 1,81D[2]. Thông số Giá trị R2 = 22,47 - 0,0593A - 0,0760B - 2,72C Nhiệt độ khí vào (oC) 160,00 0,1905D[1] + 0,0907D[2]. Lưu lượng khí (m3/h) 200 R3 = 0,3097 - 0,0166A +0,0074B + 0,0232C Phần trăm giá mang (%) 70,00 0,0228D[1] + 0,0122D[2]. Loại giá mang Loại 2 (MD:AE = 2:1) 77 vietnam medical journal n02 - NOVEMBER - 2022 2.3. Thử nghiệm kiểm chứng. Tiến hành phun sấy lặp lại 3 lần công thức và quy trình tối ưu đã được đề xuất từ phần mềm Design-Expert. Dữ liệu đánh giá được trình bày ở bảng 8. Hình 1. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc Xác lập điều kiện ràng buộc cho các biến phụ thuộc, làm cơ sở lựa chọn công thức tối ưu. Bảng 8. Bảng so sánh thông số lý hóa của công thức tối ưu thực nghiệm và dự đoán Hiệu suất phun Hàm lượng Khối lượng Phân suất nén (%) flavonoid (%) riêng (g/ml) (%) Dự đoán 45,30 ± 5,84 19,79 ± 0,54 0,33 ± 0,02 22,11 ± 3,16 Thực nghiệm (n=3) 45,03 ± 0,27 19,58 ± 0,33 0,34± 0,01 23,05 ± 1,58 Nhận xét: Kết quả thực nghiệm kiểm chứng thu được các công thức có tính lặp lại cao. Đồng thời, giá trị thực nghiệm có sự tương đồng cao với giá trị dự đoán bởi phần mềm. Kết luận: có sự phù hợp giữa kết quả dự đoán và kết quả thực nghiệm. Thông số IV. BÀN LUẬN - Hiệu suất phun sấy bị chi phối nhiều bởi nhiệt độ đầu vào (p = 0,0001) và lưu lượng khí (p < 0,0001). Khi tăng nhiệt độ và lưu lượng khí, hiệu suất tăng đáng kể. Kết quả này tương đồng với khảo sát sơ bộ và với nghiên cứu của Fazaeli và cộng sự (2012)[4]. Lưu lượng khí cao làm hẹp và dày tia phun, giảm đường kính giọt phun, các giọt kích thước nhỏ hơn đập vào thành dưới của buồng, nơi có độ ẩm thấp. - Khi tăng phần trăm giá mang và tăng tỷ lệ MD trong các loại giá mang cho hiệu suất phun sấy cao hơn (lần lượt p = 0,0104; p = 0,0313). 78 Tuy nhiên, khi tăng tỷ lệ MD:AE lên 4:1, hiệu suất phun sấy không khác biệt so với tỉ lệ MD:AE 2:1. Nguyên nhân do nồng độ chất khô quá cao, độ nhớt của dịch tăng gây khó khăn cho quá trình sấy, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất phun sấy. - Trong các biến độc lập, phần trăm giá mang ảnh hưởng theo tỷ lệ nghịch đến hàm lượng flavonoid (p < 0,0001). Nguyên nhân là do khi tăng lượng chất mang làm tổng lượng chất rắn trong công thức tăng, trong khi lượng dược chất được bắt giữ không tăng theo tương ứng. Đây cũng là biến số ảnh hưởng lớn nhất lên hàm TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ 2 - 2022 lượng flavonoid. - Khối lượng riêng tỉ lệ thuận với phần trăm giá mang (p = 0,0008) và tỉ lệ nghịch với nhiệt độ đầu vào (p = 0,0038). - Khi tăng tỉ lệ MD thì khối lượng riêng tăng (p = 0,0026) nhưng ở tỷ lệ MD:AE 4:1 và MD:AE 2:1 không thay đổi đáng kể khối lượng riêng. - Nhiệt độ khí vào tỉ lệ nghịch với phân suất nén (p = 0,0029). Khi nhiệt độ khí vào của quá trình phun sấy càng thấp thì hàm ẩm của cao càng tăng, độ trơn chảy kém hơn nên phân suất nén cao. - Phần trăm giá mang chi phối nhiều đến phân suất nén (p = 0,0004), khi tăng phần trăm giá mang thì phân suất nén giảm. - Phân suất nén có sự thay đổi đáng kể khi sử dụng các loại giá mang khác nhau (p = 0,0026). Giá mang loại 2 (MD:AE 2:1) cho phân suất nén thấp nhất. Việc phối trộn AE vào công thức làm giảm tính hút ẩm, tăng khả năng trơn chảy nên phân suất nén giảm. VI. LỜI CẢM ƠN V. KẾT LUẬN 5. Đã thiết kế mô hình thực nghiệm và tối ưu hoá thành công quy trình phun sấy cao khô bưởi non bằng phần mềm Design-Expert phiên bản 12.0.3.0. Đây là cơ sở quan trọng cho các giai đoạn phát triển dạng bào chế hiện đại chứa chiết xuất bưởi non như viên nén, viên nang. Tuy nhiên, để có thể thương mại hoá thì cao khô bưởi non phun sấy cần được tiêu chuẩn hóa, đánh giá độ ổn định, cũng như khảo sát một số hoạt tính sinh học và đánh giá độc tính liên quan. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (DOST HCMC) cho PGS.TS. Lê Minh Trí, tại Quyết định số 1055/QĐSKHCN và Hợp đồng số 52/2021/HĐ-QKHCN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 6. Vũ Bình Dương, Nguyễn Trọng Điệp (2014), Nghiên cứu điều chế bột cao khô tỏi đen, Tạp chí Y – Dược Học Quân Sự, số 5, trang 13-18. Chen L, Lai Y, Dong L, Kang S, Chen X. (2017), Polysaccharides from Citrus grandis (L.) Osbeck suppress inflammation and relieve chronic pharyngitis, Microbial pathogenesis, 113, pp. 365-371. Jiang J, Shan L. (2014), Evaluation of antioxidant-associated efficacy of flavonoid extracts from a traditional Chinese medicine Hua Ju Hong (peels of Citrus grandis (L.) Osbeck), Journal of Ethnopharmacology, 158, pp. 325-330. Mahboubeh Fazaeli, Zahra Emam-Djomeh, Ahmad Kalbasi Ashtari, Mahmoud Omid (2012), Effect of spray drying conditions and feed composition on the physical properties of black mulberry juice powder, Food and bioproducts processing, 90, pp. 667-675. Mäkynen K, Jitsaardkul S, Tachasamran P, et al. (2013), Cultivar variations in antioxidant and antihyperlipidemic properties of pomelo pulp (Citrus grandis (L.) Osbeck) in Thailand, Food Chemistry, 139(1-4), pp. 735-743. Thavanapong N, Wetwitayaklung P, Charoenteeraboon J. (2010), Comparison of essential oils compositions of Citrus maxima merr Peel obtained by cold press and vacuum stream distillation methods and of its peel and flower extract obtained by supercritical carbon dioxide extraction method and their antimicrobial activity, J Essent Oil Res, 22(1):71–77. HỘI CHỨNG CAT-EYE - BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG Nguyễn Xuân Anh Duy1, Ngô Diễm Ngọc1,2, An Thùy Lan1,2, Lương Thị Lan Anh1,3 TÓM TẮT 20 Hội chứng Cat-eye (Cat-eye Syndrome - CES) là một trong các hội chứng di truyền hiếm gặp do người bệnh mang 3 hoặc 4 đoạn nhiễm sắc thể (NST) số 22 (22q11.2). Tỉ lệ mắc bệnh của hội chứng vào khoảng 1Trường Đại học Y Hà Nội viện Nhi Trung ương 3Trung tâm Di truyền lâm sàng và Hệ gen, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2Bệnh Chịu trách nhiệm chính: Lương Thị Lan Anh Email: luongthilananh@hmu.edu.vn Ngày nhận bài: 30.8.2022 Ngày phản biện khoa học: 24.10.2022 Ngày duyệt bài: 31.10.2022 1/50.000 - 1/150.000 trẻ sơ sinh còn sống. Hội chứng Cat-eye có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về hội chứng này. Nghiên cứu của chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nữ 6 tháng tuổi mắc hội chứng Cat-eye mang 3 đoạn NST số 22q11.2 với biểu hiện lâm sàng đa dị tật (bộ mặt bất thường, chậm phát triển tâm thần vận động, dị tật tim bẩm sinh) được chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm di truyền tế bào và di truyền phân tử tại bệnh viện Nhi Trung ương. Từ khóa: hội chứng Cat-eye, dị tật bẩm sinh SUMMARY CAT-EYE SYNDROME - A CLINICAL CASE REPORT 79