Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Trại cải tạo lao động của Liên Xô

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Tuanminh01 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 01:27, ngày 25 tháng 11 năm 2020 (Reverted to revision 64069222 by ThuUyen069 (talk): Tạm chọn bản này, chờ tranh luận). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Trại cải tạo lao động của Liên Xô là hệ thống trại cải tạo bằng lao động, chịu sự quản lý của cơ quan chính phủ đặc biệt tên là Gulag (tiếng Nga: ГУЛаг, tr. GULag, IPA: [ɡʊˈlak]).[1]

GULag tên gọi tắt của Tổng cục Lao cải Liên Xô (Tiếng Nga: Главное управление исправительно-трудовых лагерей и колоний) của NKVD (Ủy ban Nhân dân Nội chính (Народный комиссариат внутренних дел, Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del), viết tắt là NKVD (НКВД) là các tổ chức cảnh sát công cộng và bí mật của Liên Xô trong thời đại của Joseph Stalin.).

Một bản đồ của các trại Gulag tồn tại giữa các năm 1923 và 1961, dựa trên dữ liệu từ các Hiệp hội Nhân quyền
Thống kê sơ lược số tù nhân Gulag từ năm 1934 đến 1953[2][3]

Hệ thống Gulag được chính thức thành lập ngày 25 tháng 4 năm 1930 và trên lý thuyết giải thể ngày 13 tháng 1 năm 1960.[4] Việc sử dụng cụm từ "Gulag" ban đầu thường biểu thị hệ thống lao động cải tạo trừng phạt ở Liên Xô trong thời kỳ Stalin, sau đó gulag nay mang nghĩa sự trấn áp những công dân bất đồng chính kiến bằng giam giữ cộng với lao động khổ sai.[5] Nhiều nhà bất đồng chính kiến Liên Xô viết về sự tồn tại của hệ thống trại tù Gulag ngay cả sau khi nó được chính thức loan báo đóng cửa. Trong số người này, Anatoli Marchenko (1938-1986), mà chính ông đã bỏ mạng trong một trại tù Gulag, qua những bài viết của ông cho thấy hệ thống tù gulag của Liên Xô đã không chấm dứt với cái chết của Joseph Stalin.[6] Có những lời xác nhận khác của Vladimir Bukovsky, Yuri Orlov, Nathan Shcharansky, những người được thả ra từ Gulag và được cho phép di cư sang phương Tây, sau những áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Liên Xô kéo dài nhiều năm.

Aleksandr Solzhenitsyn, người đoạt Giải Nobel Văn học năm 1970, đã giới thiệu thuật ngữ này cho thế giới phương Tây với việc xuất bản năm 1973 tác phẩm Quần đảo Gulag của mình. Cuốn sách kết nối các trại rải rác thành "một chuỗi các hòn đảo" và mô tả một hệ thống Gulag, nơi mọi người đã làm việc cho đến chết.[7] Một số học giả đồng tình với quan điểm này,[8][9] trong khi số khác cho rằng Gulag là không lớn cũng không giết nhiều người như nó thường được trình bày,[10] cũng như nó không có các trại tử hình,[11] mặc dù trong một số giai đoạn của lịch sử, tỷ lệ tử vong trong các trại lao động rất cao.[7] Vào tháng ba năm 1940, đã có 53 trại riêng biệt và 423 vùng ép buộc lao động tại Liên Xô. Ngày nay, các thành phố công nghiệp vùng Bắc Cực của Nga, như Norilsk, Vorkuta, và Magadan, ban đầu chính là các trại lao động được xây bởi những tù nhân và điều hành bởi các cựu tù nhân.[12]

Lịch sử

 
Các hàng rào ở Gulag cũ tại Perm-36
Tập tin:Belomorkanal.png
Tù nhân khổ sai
 
Kênh đào Biển Trắng (The White Sea - Baltic Canal) là dự án lớn đầu tiên được xây dựng ở Liên Xô sử dụng lao động cưỡng bức.

Hệ thống trại tù thời Nga hoàng

Ngay cả từ thời Nga hoàng các tù nhân chính trị và hình sự mà bị cho là nguy hiểm bị đày đi tới Siberia (Katorga). Chẳng hạn Lenin từ 1897 cho đến 1900 và Stalin từ 1913 đến 1917 bị dày đi tới vùng Krasnoyarsk. Trong những trại cải tạo này vào thập niên 1830 khoảng 8.000 người bị giam giữ, đến thập niên 1870 20.000 và bắt đầu thế kỷ 20 dến cả 30.000 người.

Hơn 14 triệu người đã từng phải trải qua Gulag 1929-1953, với thêm 6 đến 7 triệu bị trục xuất và bị lưu đày đến vùng sâu vùng xa của Liên Xô.[13] Theo một nghiên cứu không đầy đủ dữ liệu năm 1993 từ lưu trữ của Liên Xô, tổng cộng 1.053.829 người đã chết trong các Gulag 1934-1953 [10] Các dữ liệu hoàn thành đưa số người chết trong khoảng thời gian này lên 1.258.537, với 1.600.000 thương vong ước tính trong giai đoạn 1929-1953.[14] Những ước tính này không tính những người đã chết ngay sau khi được tha, nhưng bao gồm những cái chết được xem là kết quả của chế độ khắc nghiệt trong các trại;[15] những cái chết như vậy xảy ra thường xuyên [16] Tổng số tù nhân của các trại dao động từ 510.307 (năm 1934) đến 1.727.970 (năm 1953).[10]

Điều kiện các trại

Điều kiện sống và làm việc trong các trại khác nhau đáng kể theo thời gian và địa điểm, trong đó tùy thuộc ảnh hưởng của các sự kiện lớn hơn (Thế chiến II, nạn đói và sự thiếu hụt trên toàn quốc, làn sóng khủng bố, bất ngờ nhập hay thả số lượng lớn các tù nhân). Tuy nhiên, dù thế nào, phần lớn các tù nhân tại hầu hết lúc nào đều đối mặt với khẩu phần ăn ít ỏi, không đủ quần áo, tình trạng quá đông người, nhà ở cách nhiệt kém, vệ sinh kém, và chăm sóc sức khỏe không đủ. Hầu hết các tù nhân bị bắt buộc phải thực hiện lao động thể chất khắc nghiệt.

Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, số lượng tù nhân của Gulag giảm nhanh chóng do tăng đột biến của tỷ lệ chết trong giai đoạn 1942–43. Vào mùa đông 1941, một phần tư số tù nhân Gulag đã chết vì đói. 516.841 tù nhân chết trong các trại tù trong giai đoạn 1941-43.[17]

Chú thích

  1. ^ Các hệ thống cưỡng bức lao động khác của Liên Xô không nằm trong Gulag bao gồm: (a) các trại cho tủ nhân chiến tranh bị Liên Xô bắt, do GUPVI quản lý (b) filtration camps created during World War II for temporary detention of Soviet Ostarbeiters and prisoners of war while they were being screened by the security organs in order to "filter out" the black sheep, (c) "special settlements" for internal exiles including "kulaks" and deported ethnic minorities, such as Volga Germans, Poles, Balts, Caucasians, Crimean Tartars, and others. During certain periods of Soviet history, each of them kept millions of people. Many hundreds of thousand were also sentenced to forced labour without imprisonment at their normal place of work (Applebaum, pages 579-580)
  2. ^ [1]
  3. ^ “Демографические потери от репрессий”. Demoscope.ru. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ Система исправительно-трудовых лагерей в СССР
  5. ^ BBCVietnamese.com | Diễn đàn | Solzhenitsyn, bậc trưởng lão của văn học Nga
  6. ^ để tham khảo, hãy đọc bài Anatoli Marchenko
  7. ^ a b Applebaum, Anne (2003) Gulag: A History. Doubleday. ISBN 0767900561
  8. ^ Alexander Nikolaevich Yakovlev. A Century of Violence in Soviet Russia. Yale University Press, 2002. ISBN 0-300-08760-8 p. 15
  9. ^ Steven Rosefielde. Red Holocaust. Routledge, 2009. ISBN 0415777577 pg. 247: "They served as killing fields during much of the Stalin period, and as a vast pool of cheap labor for state projects."
  10. ^ a b c Getty, Rittersporn, Zemskov. Victims of the Soviet Penal System in the Pre-War Years: A First Approach on the Basis of Archival Evidence. The American Historical Review, Vol. 98, No. 4 (Oct., 1993), pp. 1017-1049
  11. ^ Stephen Wheatcroft. "The Scale and Nature of German and Soviet Repression and Mass Killings, 1930-45", Europe-Asia Studies, Vol. 48, No. 8 (Dec., 1996), pp. 1319-1353
  12. ^ Gulag: a History of the Soviet Camps". Arlindo-correia.com. http://www.arlindo-correia.com/041003.html. Truy cập 2009-01-06.
  13. ^ Căn cứ theo Conquest, giữa 1939 và 1953, tỷ lệ chết hàng năm tại các trại lao động là 10%, cao là 20% năm 1938. Robert Conquest trong cuốn "Victims of Stalinism: A Comment." Europe-Asia Studies, Vol. 49, No. 7 (Nov., 1997), pp. 1317-1319 nói: "We are all inclined to accept the Zemskov totals (even if not as complete) with their 14 million intake to Gulag 'camps' alone, to which must be added 4-5 million going to Gulag 'colonies', to say nothing of the 3.5 million already in, or sent to, 'labour settlements'. However taken, these are surely 'high' figures."
  14. ^ Steven Rosefielde. Red Holocaust. Routledge, 2009. ISBN 0415777577 pg. 67 "...more complete archival data increases camp deaths by 19.4 percent to 1,258,537" ("nhiều dữ liệu lưu trữ đầy đủ cho biết số tử vong tăng hơn trong các trại bằng 19,4% bằng 1.258.537); pg 77: "The best archivally based estimate of Gulag excess deaths at present is 1.6 million from 1929 to 1953." ("Dữ liệu tốt nhất ước tính các trường hợp tử vong trong Gulag hiện nay là 1,6 triệu từ 1929 đến 1953")
  15. ^ Ellman, Michael. Soviet Repression Statistics: Some Comments Europe-Asia Studies. Vol 54, No. 7, 2002, 1151-1172
  16. ^ Applebaum, Anne (2003) Gulag: A History. Doubleday. ISBN 0767900561 pg 583: "both archives and memoirs indicate that it was common practice in many camps to release prisoners who were on the point of dying, thereby lowering camp death statistics."
  17. ^ Zemskov, Gulag, Sociologičeskije issledovanija, 1991, No. 6, pp. 14-15

Liên kết ngoài