Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Trại cải tạo lao động của Liên Xô

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 183.81.79.210 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 01:30, ngày 16 tháng 6 năm 2019 (Lịch sử). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Trại cải tạo lao động của Liên Xô là hệ thống trại cải tạo bằng lao động, chịu sự quản lý của cơ quan chính phủ đặc biệt tên là Gulag (tiếng Nga: ГУЛаг, tr. GULag, IPA: [ɡʊˈlak]).[1]

GULag tên gọi tắt của Tổng cục Lao động cải tạo Liên Xô (Tiếng Nga: Главное управление исправительно-трудовых лагерей и колоний) của NKVD (Ủy ban Nhân dân Nội chính, tiếng Nga: Народный комиссариат внутренних дел, Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del), viết tắt là NKVD (НКВД) là các tổ chức cảnh sát công cộng và bí mật của Liên Xô trong thời kỳ của Joseph Stalin.).

Một bản đồ của các trại Gulag tồn tại giữa các năm 1923 và 1961, dựa trên dữ liệu từ các Hiệp hội Nhân quyền
Thống kê sơ lược số tù nhân Gulag từ năm 1934 đến 1953[2][3]

Hệ thống Gulag được chính thức thành lập ngày 25 tháng 4 năm 1930 và trên lý thuyết giải thể ngày 13 tháng 1 năm 1960.[4] Tại Liên Xô, việc sử dụng cụm từ "Gulag" để biểu thị hệ thống lao động cải tạo ở Liên Xô trong thời kỳ Stalin, ở đây giam giữ đủ mọi thành phần tù nhân, từ chống đối chính trị cho đến tù nhân hình sự như trộm cắp, lừa đảo, giết người... (trong đó tù chính trị chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, còn phần lớn là tù hình sự)[5], mục đích là để tù nhân tham gia lao động nhằm cải tạo bản thân và tái hòa nhập xã hội, tức là cũng tương tự như hệ thống nhà tù ở phương Tây và nhiều nước khác hiện nay. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây lại thường dùng Gulag để chỉ việc những công dân bất đồng chính kiến chống Chính phủ bị giam giữ cộng với lao động khổ sai[6], dẫn tới việc Gulag thường được hiểu ở phương Tây với hàm ý xấu (thực ra, mục đích giam giữ, điều kiện sống và các quy định của Gulag cũng không khác gì so với các trại giam phương Tây cùng thời kỳ, một số điểm thậm chí còn tốt hơn, ví dụ như trả lương cho lao động và cho phép giảm án nếu lao động chăm chỉ).

Nhiều nhà bất đồng chính kiến Liên Xô viết về sự tồn tại của hệ thống trại tù Gulag ngay cả sau khi nó được chính thức loan báo đóng cửa. Trong số người này, Anatoli Marchenko (1938-1986), mà chính ông đã chết trong một trại tù Gulag, qua những bài viết của ông cho thấy hệ thống tù gulag của Liên Xô đã không chấm dứt với cái chết của Joseph Stalin.[7] Có những lời xác nhận khác của Vladimir Bukovsky, Yuri Orlov, Nathan Shcharansky, những người được thả ra từ Gulag và được cho phép di cư sang phương Tây, sau những áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Liên Xô kéo dài nhiều năm. Các nguồn khác thì cho rằng Gulag là không lớn và điều kiện sống của tù nhân cũng không khắc nghiệt như trong sách báo phương Tây thường mô tả[8] cũng như nó không hề có các hành vi sát hại hàng loạt tù nhân[9] mặc dù trong một số giai đoạn của thế chiến thứ hai, tỷ lệ tử vong trong các trại lao động tăng lên do chiến tranh làm cạn kiệt nguồn lương thực, thuốc men và gây ra bệnh tật.[10]

Vào tháng 3 năm 1940, đã có 53 khu trại riêng biệt và 423 vùng cải tạo lao động tại Liên Xô. Ngày nay, các thành phố công nghiệp vùng Bắc Cực của Nga, như Norilsk, Vorkuta, và Magadan, ban đầu chính là các trại lao động được xây dựng nên bởi những tù nhân và điều hành bởi các cựu tù nhân.[11]

Lịch sử

Hệ thống trại tù thời Nga hoàng

Ngay cả từ thời Nga hoàng các tù nhân chính trị và hình sự mà bị cho là nguy hiểm bị đày đi tới Siberia (Katorga). Chẳng hạn như Lenin từ 1897 cho đến 1900 và Stalin từ 1913 đến 1917 đã bị đi đày tới vùng Krasnoyarsk. Trong những trại cải tạo này vào thập niên 1830 khoảng 8.000 người bị giam giữ, đến thập niên 1870 là khoảng 20.000 và bắt đầu thế kỷ 20 lên đến khoảng 30.000 người.

Hệ thống trại tù thời Liên Xô

 
Các hàng rào ở Gulag cũ tại Perm-36
Tập tin:Belomorkanal.png
Tù nhân lao động tại công trường

Sau cuộc Cách mạng Tháng Mười, Quần đảo Solovetsky (Solovki) đã có sự tai tiếng như là địa điểm của trại tù đầu tiên của hệ thống gulag Liên Xô.[12] Trại được khánh thành vào năm 1921, trong khi Vladimir Lenin vẫn giữ quyền lãnh đạo Liên Xô.

Trong 25 năm (1929-1953), khoảng 14 triệu người đã từng phải trải qua Gulag, với thêm 6 đến 7 triệu bị trục xuất và phải di cư đến các vùng sâu vùng xa của Liên Xô.[13] Tuy nhiên, cần lưu ý là Gulag giam giữ phạm nhân đủ mọi thành phần, không chỉ tù chính trị mà còn cả tù hình sự (trộm cắp, lừa đảo, giết người...). Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 người ở trong các trại Gulag (cao điểm là vào năm 1937-38 đạt 1,7 triệu người), tức là khoảng 0,4% dân số Liên Xô. Tỷ lệ này thực tế là không cao, để so sánh, năm 1978, số người da đen ở Mỹ là 23 triệu người, trong đó khoảng 200.000 (khoảng 0,9%) đã bị tống giam[14], hoặc năm 2004 đã có 2.079.000 người Mỹ đang bị giam giữ do mọi nguyên nhân phạm tội, tỷ lệ là khoảng 0,7% dân số.

Theo một nghiên cứu không đầy đủ dữ liệu năm 1993 từ lưu trữ của Liên Xô, tổng cộng 1.053.829 người đã chết vì bệnh tật trong các Gulag trong suốt 20 năm (1934-1953)[8] Các dữ liệu hoàn thành đưa số người chết trong khoảng thời gian này lên 1.258.537, một số ước tính cho rằng đã có 1,6 triệu thương vong tính cả giai đoạn từ 1929 tới 1953.[15] Những ước tính này không tính những người đã chết sau khi được thả, nhưng bao gồm những cái chết được xem là kết quả của điều kiện sống khắc nghiệt trong các trại;[16][17] Tổng số tù nhân của các trại dao động từ 510.307 (năm 1934) đến 1.727.970 (năm 1953).[8]

Nếu chia bình quân thì trung bình mỗi năm, khoảng 60.000 tù nhân chết trong Gulag do mọi nguyên nhân. Nhưng cần lưu ý là trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, tù nhân của Gulag tăng đột biến tỷ lệ chết trong giai đoạn 1941–1943. Vào mùa đông 1941, khoảng 20% số tù nhân ở Gulag đã chết vì đói và lạnh hoặc do thiếu thuốc men, bởi lương thực và quần áo phải được chuyển bớt cho quân đội để chống Đức Quốc Xã, khoảng 516.841 tù nhân chết trong các trại gulag trong giai đoạn 1941-43.[18]. Nhưng đó là tình cảnh khó khăn chung của Liên Xô khi ấy (hàng triệu dân thường Nga cũng chết vì đói rét trong 3 năm đó, do nông nghiệp Liên Xô bị quân Đức tàn phá). Nếu loại bỏ số tù nhân chết trong giai đoạn 1941-1944 bởi nguyên nhân khách quan là chiến tranh với Đức quốc xã, thì số tù nhân Gulag chết mỗi năm là khoảng 40.000 người, chiếm khoảng 3% số phạm nhân. So sánh với tỷ lệ tử vong trung bình của người dân nước Nga thời kỳ đó (khoảng 2 - 2,5% mỗi năm), thì tỷ lệ chết như vậy không cao hơn là bao. Tỷ lệ này cũng chỉ xấp xỉ tỷ lệ chết của lính Đức trong trại tù binh của Pháp năm 1940 (khoảng 2,58%) và kém rất xa tỷ lệ chết của lính Nga trong các trại tù binh của Quốc Xã trong thế chiến 2 (khoảng 30% mỗi năm). Điều này cho thấy đời sống trong các trại Gulag không khắc nghiệt như truyền thông phương Tây thường mô tả.

 
Một hòn đá từ trại Solovki được đặt ở phía trước của trụ sở KGBQuảng trường Lubyanka tại Moskva, đây cũng là nơi thường tập trung các nhân vật bất đồng chống chính phủ tại Nga để tưởng niệm

Trong các trại Gulag, thái độ đối với người bệnh được quy định trong pháp luật, là phải cứu chữa cho họ. Trại trưởng phải báo cáo hàng ngày đến trung tâm quản lý về tình hình trong trại, số lượng tù nhân. Nếu tỷ lệ tử vong của tù nhân vượt qua một mức nhất định, người chỉ huy trại, và toàn bộ nhân viên của ông sẽ bị đuổi việc; chỉ huy sẽ bị kỷ luật hoặc bị phạt tù lâu dài. Hệ thống Gulag có thể cung cấp nguồn lao động cho vùng sâu vùng xa, đồng thời cô lập những người bị coi là nguy hiểm đối với xã hội, để họ cải tạo thông qua lao động, nhưng không phải để giết họ. Các trại đều có phòng y tế, có các bác sĩ được tuyển từ trong số các tù nhân là những người tốt và tận tụy, những người đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân[19]

Vào cuối những năm 1940, do Liên Xô đã khôi phục được kinh tế đất nước, số người chết mỗi năm trong các trại Gulag vì nhiều lý do khác nhau là rất ít, không quá 15.000 người/năm, tỷ lệ chết không quá 1%[20]. Theo những câu chuyện tuyên truyền chống Liên Xô, đặc biệt là trong chiến tranh Lạnh, các trại lao động Xô viết được truyền thông phương Tây mô tả hầu hầu như giống như các trại tập trung của Hitler: "tù nhân bị hành hạ và chết như ruồi". Trong thực tế, ấn tượng này được tạo ra từ cuốn sách "Quần đảo Gulag" của Solzhenitsyn (một nhà văn bất đồng chính kiến với Nhà nước Liên Xô). Thực ra, các trại Gulag giống như một trại lao động tập thể, nơi phạm nhân lao động công ích 10 giờ mỗi ngày, và hoàn toàn không có chuyện tù nhân bị ép lao động đến chết. Điều đó được xác nhận bởi một số lượng rất lớn người Nga từng bị giam trong các Gulag[21]

Điều kiện sống ở các trại

Điều kiện sống và làm việc trong các trại khác nhau đáng kể theo thời gian và địa điểm, trong đó tùy thuộc ảnh hưởng của các sự kiện lớn như (Thế chiến II, nạn đói và sự thiếu hụt trên toàn quốc, bất ngờ nhập hay thả số lượng lớn các tù nhân... Tù nhân tại các trại có điều kiện khó khăn thường phải đối mặt với tình trạng quá đông người, nhà ở cách nhiệt kém, vệ sinh kém, và chăm sóc sức khỏe không đủ (tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây cũng là tình trạng thường xảy ra ở các nhà tù phương Tây cùng thời). Các tù nhân ở các trại thuận lợi hơn thì có điều kiện sống tốt hơn, và được cung cấp thực phẩm và thuốc men ở mức cơ bản.

Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn, đã giới thiệu thuật ngữ Gulag cho thế giới phương Tây với việc xuất bản năm 1973 cuốn tiểu thuyết của mình. Cuốn sách kết nối các trại rải rác thành "một chuỗi các hòn đảo" và mô tả một hệ thống Gulag, nơi điều kiện làm việc rất cực nhọc[10] Một số học giả đồng tình với mô tả của Solzhenitsyn[22][23] Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, tác phẩm của Solzhenitsyn đã được truyền thông phương Tây tích cực sử dụng như một vũ khí truyên truyền chống lại Liên Xô. Nhưng theo Natalya Reshetovskaya, vợ của Aleksandr Solzhenitsyn, cho biết trong cuốn hồi ký của mình rằng tiểu thuyết của chồng bà đã được sáng tác dựa trên "các câu chuyện được nghe kể bên đống lửa và các nguồn hỗn tạp". Theo bà kể lại, Solzhenitsyn không hề coi cuốn sách là một tác phẩm nghiêm túc về lịch sử, nó hoàn toàn trái ngược với sự thật khách quan. Truyền thông Phương Tây đã đánh giá cuốn sách này quá cao và thẩm định nó một cách sai lầm[24].

 
Kênh đào Biển Trắng (The White Sea - Baltic Canal) là dự án lớn đầu tiên được xây dựng ở Liên Xô sử dụng lao động trong các trại Gulag

Sự khác biệt trong điều kiện sống cho các loại tù nhân được minh họa trong hồi ký của Victor Herman. Ông sống trong các trại Burepolom và Nuksha 2, cả hai đều gần Viatka, ở phía bắc của Nga. Tại Burepolom có ​​khoảng 3.000 tù nhân, tất cả đều là tù nhân chịu án hình sự (trộm cắp, lừa đảo, cướp của...), họ có thể đi dạo theo ý muốn, được canh gác ở mức nhẹ nhàng, sống trong các doanh trại với nệm và gối, và được xem chiếu phim. Ở một số trại cũng cho phép tù nhân nghe hòa nhạc hoặc biểu diễn ca hát trong trại. Chỉ ở Nuksha 2, nơi giam giữ các tội phạm nghiêm trọng (giết người, gián điệp, phá hoại tài sản quốc gia...), tù nhân mới phải sống trong khu biệt lập với các tháp canh có súng máy và không cho phép thư từ. Cách bố trí này cũng giống với các trại giam thời nay (có khu giam giữ riêng dành cho tội phạm nghiêm trọng và khu giam giữ chung dành cho phạm nhân thông thường).

Mục đích của Gulag là để giáo dục phạm nhân bằng lao động. Do đó, hầu hết các tù nhân phải thực hiện các hình thức lao động sản xuất như chặt cây, xây nhà, làm đường, đào kênh mương... Các tù nhân có thể rút ngắn án phạt của họ bằng cách lao động vượt các chỉ tiêu công việc. Ví dụ, khi xây dựng kênh đào Baltic - Biển Trắng, 300 tù nhân đã được khen thưởng, 12.000 người được tha bổng, và 59.000 người đã bị giảm án nhờ lao động chăm chỉ trên công trường[25]

Tương tự như vậy, ngoại trừ các điều kiện bất thường (như Nội chiến Nga 1918-1920 và bạo động ở nông thôn 1930-31), phương pháp giam giữ tiêu chuẩn cho các tù nhân chống chế độ (cũng như đối với tội phạm thông thường) là tái giáo dục xã hội chủ nghĩa, phần lớn là nhờ lao động có năng suất. Đây là một chiến lược để tỏ sự nhân đạo và hiệu quả lớn. Cho đến năm 1937, việc tra tấn chính thức bị pháp luật cấm ở Liên Xô (và trên thực tế là rất hiếm). Đây là một thực tiễn tiêu chuẩn: những người bị kết án vào trại lao động cải tạo ở vùng sâu vùng xa của đất nước để trở lại vị trí cũ của họ (như các kỹ sư, các cán bộ đảng...) sau một khoảng thời gian[26]

Tất nhiên các tù nhân cũng phải đối phó với các loại bệnh khác nhau. Do tình hình dinh dưỡng và vệ sinh, điều kiện thời tiết và công việc, các loại bệnh tật như thương hàn, kiết lỵ, Pellagra, ghẻ và bệnh quáng gà xảy ra khá nhiều. Về đông, khí hậu nước Nga rất lạnh, nên viêm phế quản và tê cóng là điều thường gặp. Ánh sáng lóe lên trong tuyết và băng đá có thể dẫn đến chứng quáng mắt hoặc thậm chí mù tạm thời. Tại các trại miền Nam, nhiều tù nhân phải đối mặt với bệnh sốt rét do muỗi tại các khu rừng.[27] Tuy nhiên, các loại bệnh này là khá phổ biến ở nước Nga thời kỳ đó, do đặc trưng khí hậu cũng như trình độ y tế đầu thế kỷ 20 chưa thể phòng chống hữu hiệu các loại bệnh này

Tất cả Gulag được đặt dưới sự chỉ huy của NKVD của Liên bang Xô viết. Điều kiện sống trong nhiều khu khá thuận lợi, giống như quản thúc tại gia hơn là nhà tù. Trong những nhà tù này, các tù nhân được tạo cơ hội kết hợp chặt chẽ với nhau, thảo luận về mọi vấn đề chính trị diễn ra trong nước. Các tù nhân đã được cấp quyền sử dụng không hạn chế đối với sách văn học, giấy viết, và nhạc cụ, quyền nhận không giới hạn số thư tín, điện tín, để có được hiệu ứng của riêng cá nhân của họ và giữ chúng trong các phòng giam của họ, và được nhận, cùng với khẩu phần ăn chính thức của họ, hàng gửi từ bên ngoài với bất kỳ số lượng nào và có chứa bất kỳ loại hàng hoá nào (tất nhiên là trừ những loại hàng cấm)[28]

Trong hai khu trại ở Moscow, Lubyanka và Butyrka còn có cả thư viện. Những thư viện này rất đa dạng, bao gồm các tác phẩm kinh điển, bản dịch, sách lịch sử, và các tác phẩm khoa học - có vẻ nhiều hơn hẳn so với các nhà tù ở Anh quốc, hoặc các bệnh viện và tàu du lịch. Thư viện ở Butyrka đặc biệt tốt, lý do là nó đã được sử dụng cho các tù nhân chính trị trong thời Sa hoàng, và các nhà xuất bản lớn đã luôn luôn cung cấp miễn phí các bản sao sách của họ cho các nhà tù. Sách của Lubyanka phần lớn là sách được lấy từ các tù nhân để chia sẻ cho bạn tù cùng đọc[29].

Vào tháng 5 năm 1934, các quyền dân sự đã được quy định cho phạm nhân, và từ tháng 1 năm 1935, phạm nhân có quyền tham gia bầu cử. Nếu tù nhân làm việc tốt và có kỷ luật, họ gần như có các quyền như những người lao động tự do. Điều kiện lao động trong các nhà tù được kiểm soát bởi cùng một bộ luật lao động áp dụng với người lao động tự do. Những người bị kết án lao động tại GULAG được hưởng hai tuần nghỉ phép mỗi năm sau 5 tháng đầu tiên. Tiền lương trả cho các tù nhân cũng giống như những người lao động ngoài xã hội, dù ít hơn khoảng 25%, dao động trong khoảng 50 đến 60 rúp/tháng (để khấu trừ cho chi phí quản lý tù nhân, cũng như để tránh việc có những người cố ý phạm tội để được vào Gulag nhằm kiếm mức lương cao hơn). Một phần tiền lương được phát cho tù nhân để họ chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân, một phần được đưa vào ngân hàng để khi ra trại, tù nhân sẽ có một số vốn nhất định để tái hòa nhập xã hội.

Một số trại Gulag thậm chí còn không khác gì so với một khu công nghiệp. Ví dụ như một trại Gulag bên ngoài Moscow, được gọi là Bolshevo. Được thành lập dành cho trẻ em vô gia cư, nó đã trở thành một trong những trại giam tiến bộ nhất cho những thanh thiếu niên phạm tội, cả nam lẫn nữ. Khu trại có 2000 tù nhân, không có các bức tường và với rất ít lính gác, các thanh thiếu niên học nghề cùng nhau, những người ngoài sẽ có cảm giác đó như là một làng công nghiệp tuyệt vời[30]

Các trại Gulag đã có một đóng góp đáng kể cho quá trình công nghiệp hóa và khai hoang các miền xa xôi của nước Nga. Ngày nay, nhiều thành phố công nghiệp vùng Bắc Cực của Nga như Norilsk, Magadan... có tiền thân chính là các trại Gulag trước đây.

Chú thích

  1. ^ Các hệ thống cưỡng bức lao động khác của Liên Xô không nằm trong Gulag bao gồm: (a) các trại cho tủ nhân chiến tranh bị Liên Xô bắt, do GUPVI quản lý (b) filtration camps created during World War II for temporary detention of Soviet Ostarbeiters and prisoners of war while they were being screened by the security organs in order to "filter out" the black sheep, (c) "special settlements" for internal exiles including "kulaks" and deported ethnic minorities, such as Volga Germans, Poles, Balts, Caucasians, Crimean Tartars, and others. During certain periods of Soviet history, each of them kept millions of people. Many hundreds of thousand were also sentenced to forced labour without imprisonment at their normal place of work (Applebaum, pages 579-580)
  2. ^ [1]
  3. ^ “Демографические потери от репрессий”. Demoscope.ru. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ Система исправительно-трудовых лагерей в СССР
  5. ^ Getty and Manning. Stalinist Terror. Cambridge, NY: Cambridge University Press, 1993, p. 248
  6. ^ BBCVietnamese.com | Diễn đàn | Solzhenitsyn, bậc trưởng lão của văn học Nga
  7. ^ để tham khảo, hãy đọc bài Anatoli Marchenko
  8. ^ a b c Getty, Rittersporn, Zemskov. Victims of the Soviet Penal System in the Pre-War Years: A First Approach on the Basis of Archival Evidence. The American Historical Review, Vol. 98, No. 4 (Oct., 1993), pp. 1017-1049
  9. ^ Stephen Wheatcroft. "The Scale and Nature of German and Soviet Repression and Mass Killings, 1930-45", Europe-Asia Studies, Vol. 48, No. 8 (Dec., 1996), pp. 1319-1353
  10. ^ a b Applebaum, Anne (2003) Gulag: A History. Doubleday. ISBN 0767900561
  11. ^ Gulag: a History of the Soviet Camps". Arlindo-correia.com. http://www.arlindo-correia.com/041003.html. Truy cập 2009-01-06.
  12. ^ Aleksandr Solzhenitsyn (1975). The Gulag Archipelago. Collins & Harvill Press. tr. Vol. 2, Part III, Chapter 2.
  13. ^ Theo Conquest, giữa 1939 và 1953, tỷ lệ chết hàng năm tại các trại lao động là 10%, cao là 20% năm 1938. Robert Conquest trong cuốn "Victims of Stalinism: A Comment." Europe-Asia Studies, Vol. 49, No. 7 (Nov., 1997), pp. 1317-1319 nói: "We are all inclined to accept the Zemskov totals (even if not as complete) with their 14 million intake to Gulag 'camps' alone, to which must be added 4-5 million going to Gulag 'colonies', to say nothing of the 3.5 million already in, or sent to, 'labour settlements'. However taken, these are surely 'high' figures."
  14. ^ Szymanski, Albert Human Rights in the Soviet Union. London: Zed Books, 1984, p. 246
  15. ^ Steven Rosefielde. Red Holocaust. Routledge, 2009. ISBN 0415777577 pg. 67 "...more complete archival data increases camp deaths by 19.4 percent to 1,258,537" ("nhiều dữ liệu lưu trữ đầy đủ cho biết số tử vong tăng hơn trong các trại bằng 19,4% bằng 1.258.537); pg 77: "The best archivally based estimate of Gulag excess deaths at present is 1.6 million from 1929 to 1953." ("Dữ liệu tốt nhất ước tính các trường hợp tử vong trong Gulag hiện nay là 1,6 triệu từ 1929 đến 1953")
  16. ^ Ellman, Michael. Soviet Repression Statistics: Some Comments Europe-Asia Studies. Vol 54, No. 7, 2002, 1151-1172
  17. ^ Applebaum, Anne (2003) Gulag: A History. Doubleday. ISBN 0767900561 pg 583: "both archives and memoirs indicate that it was common practice in many camps to release prisoners who were on the point of dying, thereby lowering camp death statistics."
  18. ^ Zemskov, Gulag, Sociologičeskije issledovanija, 1991, No. 6, pp. 14-15
  19. ^ Berger, Joseph. Nothing but the Truth. New York, John Day Co. 1971, p. 197
  20. ^ http://www.northstarcompass.org/nsc9912/lies.htm
  21. ^ Werth, Alexander. Russia, The Post-War Years. New York: Taplinger Pub. 1971, p 30
  22. ^ Alexander Nikolaevich Yakovlev. A Century of Violence in Soviet Russia. Yale University Press, 2002. ISBN 0-300-08760-8 p. 15
  23. ^ Steven Rosefielde. Red Holocaust. Routledge, 2009. ISBN 0415777577 pg. 247: "They served as killing fields during much of the Stalin period, and as a vast pool of cheap labor for state projects."
  24. ^ Lewis, Paul (6 tháng 6 năm 2003). “Natalya Reshetovskaya, 84, Is Dead; Solzhenitsyn's Wife Questioned 'Gulag'. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  25. ^ Life and Terror in Stalin's Russia, 1934-1941. New Haven: Yale University Press, c1996, p. 102-104
  26. ^ Szymanski, Albert. Human Rights in the Soviet Union. London: Zed Books, 1984, p. 228
  27. ^ Zu Lagerkrankheiten siehe Stark: Frauen im Gulag. Alltag und Überleben, S. 351–357. Zur Gefahr durch winterliches Sonnenlicht in Eis und Schnee Ivanova: Der Gulag im totalitären System der Sowjetunion, S. 110.
  28. ^ Getty & Naumov, The Road to Terror. New Haven, Conn.: Yale Univ. Press, c1999, p. 423
  29. ^ Conquest, Robert. The Great Terror. New York: Oxford University Press, 1990, p. 266
  30. ^ Davis, Jerome. New Russia. New York: Công ty John Day, c 1933, p. 221-229

Liên kết ngoài