Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Lympho bào

một loại bạch cầu ở hệ miễn dịch
(Đổi hướng từ Tế bào lympho)

Lympho bào hay tế bào lympho (tiếng Anh: lymphocyte) là một loại bạch cầuhệ miễn dịch của đa số động vật có xương sống.[1] Lympho bào gồm:[2] tế bào T trong miễn dịch thu được gây độc tế bào và miễn dịch qua trung gian tế bào; tế bào B trong miễn dịch dịch thể, do kháng thể điều khiển;[3][4] tế bào lympho bẩm sinh (ILCs) (tế bào "giống tế bào T bẩm sinh" - innate T cell-like) tham gia vào miễn dịch lớp màng nhày và cân bằng nội môi; và tế bào NK (natural killer) là một phân nhóm quan trọng, có chức năng miễn dịch tự nhiên qua trung gian tế bào, gây độc tế bào.

Lympho bào
Hình ảnh chụp lympho bào ở người bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Chi tiết
Cơ quanHệ miễn dịch
Chức năngBạch cầu
Định danh
MeSHD008214
THTH {{{2}}}.html HH2.00.04.1.02002 .{{{2}}}.{{{3}}}
FMA84065 62863, 84065
Thuật ngữ mô học

Lympho bào là loại tế bào chính ở bạch huyết (lymph), nhờ đó có tên là "lymphocyte" (với cyte nghĩa là tế bào). Lympho bào chiếm từ 18% đến 42% số lượng bạch cầu lưu thông trong hệ tuần hoàn.[3]

Loại hình

sửa
 
Lympho bào nhuộm màu vây quanh bởi hồng cầu qua lăng kính sử dụng kính hiển vi quang học
 
Hình ảnh 4D động lực của hạt nhân tế bào T nhờ sử dụng kính hiển vi HT
 
Lympho bào nhuộm giemsa trong máu ngoại biên

Ba loại lympho bào chính là tế bào T, tế bào Btế bào khử bào tự nhiên (NK).[3] Lympho bào có thể được nhận diện qua nhân của chúng.

Tế bào B và tế bào T

sửa

Tế bào T (tế bào tuyến ức, chữ T trong từ tiếng Anh "Thymus cells") và tế bào B (tế bào tủy xương, hoặc tế bào túi Fabricius[a], tương ứng với "Bone marrow cells" hoặc "Bursa-derived cells") là những thành phần tế bào chính của phản ứng miễn dịch thu được. Tế bào T tham gia vào miễn dịch tế bào trung gian, còn tế bào B lại chịu trách nhiệm chính cho miễn dịch dịch thể (liên quan tới kháng thể). Chức năng của tế bào T và tế bào là nhận diện các kháng nguyên "không riêng" cụ thể trong quá trình gọi là trình diện kháng nguyên. Một khi xác định được kẻ xâm lấn, nhóm tế bào trên tạo ra phản ứng cụ thể được điều chỉnh lên mức tối đa để loại bỏ các mầm bệnh hoặc tế bào bị nhiễm bệnh cụ thể. Tế bào B phản ứng với mầm bệnh bằng cách tiết ra một hàm lượng lớn kháng thể, sau đó chúng làm vô hiệu các vật thể lạ như vi khuẩnvirus. Nhằm phản ứng với các mầm bệnh, một số tế bào T (được gọi là Tế bào T hỗ trợ, T CD4) tiết ra cytokine tác động trực tiếp lên phản ứng miễn dịch, còn những tế bào T khác (được gọi là tế bào T độc sát tế bào, T CD8) tiết ra hạt chứa enzyme mạnh, phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh. Sau khi được kích hoạt, tế bào B và tế bào T để lại tế bào nhớ, tế bào này "ghi nhớ" các kháng nguyên mà chúng đã tiếp xúc. Trong suốt vòng đời của động vật, những tế bào nhớ này sẽ "ghi nhớ" từng mầm bệnh gặp phải và có thể sinh ra phản ứng mạnh và nhanh chóng nếu tái phát hiện cùng mầm bệnh; đây được xem là miễn dịch thu được.

Tế bào NK

sửa

Tế bào NK (hay tế bào tiêu diệt tự nhiên) là một phần của miễn dịch tự nhiên (hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch không đặc hiệu), đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vật chủ khỏi các khối u và tế bào bị nhiễm virus.[3] Tế bào NK điều chỉnh chức năng của những tế bào khác (kể cả đại thực bào và tế bào T)[3] và phân biệt tế bào bị nhiễm bệnh và khối u so với tế bào không bị nhiễm và bình thường bằng cách nhận diện những thay đổi của phân tử bề mặt gọi là MHC (phức hợp phù hợp tổ chức chính) loại I. Tế bào NK được kích hoạt nhằm phản ứng với một họ cytokine gọi là interferon. Tế bào NK được kích hoạt tiết ra hạt nhỏ có độc để tiêu diệt các tế bào bị biến đổi.[1] Chúng được gọi là "tế bào tiêu diệt tự nhiên" (natural killer cells) vì chúng không cần kích hoạt trước để tiêu diệt tế bào thiếu MHC loại I.

Lympho bào biểu hiện kép – tế bào X

sửa

Lympho bào X được cho là loại tế bào biểu hiện cả thụ thể tế bào Bthụ thể tế bào T, dẫn tới giả thuyết liên quan đến tiểu đường loại một.[6][7] Có hai nghiên cứu tỏ ra nghi ngờ về sự hiện hiện của loại tế bào này.[8][9] Tuy nhiên, những tác giả của bài viết gốc chỉ ra rằng thực tế hai nghiên cứu đã nhận diện được tế bào X bằng kính hiển vi hình ảnh và FACS.[10] Cần có những nghiên cứu thêm để xác định bản chất và đặc điểm của tế bào X (còn gọi là biểu hiện kép).

Phát triển

sửa
 
Phát triển tế bào máu

Tế bào gốc của lớp thú biệt hóa thành một số loại tế bào máu bên trong tủy xương.[11] Quá trình này gọi là tạo máu.[12] Trong quá trình này, mọi lympho bào có nguồn gốc từ một tổ tiên lympho chung trước khi biệt hóa thành các loại lympho bào riêng. Sự biệt hóa của lympho bào diễn ra ở nhiều đường theo kiểu phân cấp cũng như theo kiểu tạo hình hơn. Sự hình thành lympho bào được gọi là tạo lympho bào. Ở lớp thú, tế bào B trưởng thành trong tủy xương, nằm ở phần lõi của đa số xương.[13]chim, tế bào B trưởng thành trong túi Fabricius, cơ quan lympho nơi chúng lần đầu được Chang và Glick phát hiện,[13] (B là viết tắt của bursa) thay vì có nguồn gốc từ tủy xương như nhiều người lầm tưởng. Tế bào T chuyển vào dòng máu và trưởng thành ở một cơ quan chính riêng biệt, gọi là tuyến ức. Sau khi trưởng thành, lympho bào thâm nhập vào tuần hoàn và cơ quan bạch huyết ngoại biên (ví dụ láchhạch bạch huyết), mà tại đây chúng đi khảo sát các mầm bệnh và/hoặc tế bào khối u xâm nhập.

Lympho bào tham gia vào miễn dịch thu được (ví dụ tế bào B và tế bào T) biệt hóa hơn nữa sau khi tiếp xúc với kháng nguyên; chúng tạo nên lympho bào nhớ và thực hiện. Lympho bào thực hiện có chức năng tiêu diệt kháng nguyên, bất kể là bằng cách giải phóng kháng thể (trường hợp tế bào B), hạt gây độc (tế bào T gây độc) hay bằng cách gửi tín hiệu đến các tế bào của hệ miễn dịch (tế bào T hỗ trợ). Tế bào T nhớ vẫn nằm ở mô và lưu thông ngoại biên trong mộ thời gian dài để sẵn sàng ứng với cùng kháng nguyên lúc tiếp xúc trong tương lai; chúng tồn tại từ hàng tuần đến hàng năm, rất lâu so với các bạch cầu khác.

Ghi chú

sửa
  1. ^ Quá trình trưởng thành của tế bào B đã được làm sáng tỏ ở chim và chữ B nhiều khả năng nghĩa là "gốc từ bursa", ám chỉ đến túi Fabricius.[5] Tuy nhiên, ở người (vốn không có cơ quan ấy), tủy xương tạo nên tế bào B, và chữ B có thể xem là gợi nhớ đến từ bone marrow.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Janeway C, Travers P, Walport M, Shlomchik M (2001). Immunobiology (ấn bản thứ 5). New York and London: Garland Science. ISBN 0-8153-4101-6.
  2. ^ “NCI Dictionary of Cancer Terms”. National Cancer Institute. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020. A type of immune cell that is made in the bone marrow and is found in the blood and in lymph tissue. The two main types of lymphocytes are B lymphocytes and T lymphocytes. B lymphocytes make antibodies, and T lymphocytes help kill tumor cells and help control immune responses. A lymphocyte is a type of white blood cell.
  3. ^ a b c d e Omman, Reeba A.; Kini, Ameet R. (2020). “Leukocyte development, kinetics, and functions”. Trong Keohane, Elaine M.; Otto, Catherine N.; Walenga, Jeanine N. (biên tập). Rodak's Hematology: Clinical Principles and Applications (ấn bản thứ 6). St. Louis, Missouri: Elsevier. tr. 117–135. ISBN 978-0-323-53045-3.
  4. ^ Cohn, Lauren; Hawrylowicz, Catherine; Ray, Anuradha (2014). “Biology of Lymphocytes”. Middleton's Allergy: Principles and Practice (ấn bản thứ 8). Philadelphia: Saunders. tr. 203–214. doi:10.1016/B978-0-323-08593-9.00013-9. ISBN 9780323085939. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “B Cell”. Merriam-Webster Dictionary (bằng tiếng Anh). Encyclopaedia Britannica. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ Ahmed, Rizwan; Omidian, Zahra; Giwa, Adebola; Cornwell, Benjamin; Majety, Neha; Bell, David R.; Lee, Sangyun; Zhang, Hao; Michels, Aaron; Desiderio, Stephen; Sadegh-Nasseri, Scheherazade (30 tháng 5 năm 2019). “A Public BCR Present in a Unique Dual-Receptor-Expressing Lymphocyte from Type 1 Diabetes Patients Encodes a Potent T Cell Autoantigen”. Cell (bằng tiếng Anh). 177 (6): 1583–1599.e16. doi:10.1016/j.cell.2019.05.007. ISSN 0092-8674. PMC 7962621. PMID 31150624.
  7. ^ “Newly Discovered Immune Cell Linked to Type 1 Diabetes”. Johns Hopkins Medicine Newsroom (bằng tiếng Anh). 30 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ Japp, Alberto (4 tháng 2 năm 2021). “TCR+/BCR+ dual-expressing cells and their associated public BCR clonotype are not enriched in type 1 diabetes”. Cell. 184 (3): 827–839. doi:10.1016/j.cell.2020.11.035. PMC 8016147. PMID 33545036.
  9. ^ Burel, Julie (13 tháng 5 năm 2020). “The Challenge of Distinguishing Cell–Cell Complexes from Singlet Cells in Non-Imaging Flow Cytometry and Single-Cell Sorting”. Cytometry Part A. 97 (11): 1127–1135. doi:10.1002/cyto.a.24027. PMC 7666012. PMID 32400942.
  10. ^ Ahmed, Rizwan; Omidian, Zahra; Giwa, Adebola; Donner, Thomas; Jie, Chunfa; Hamad, Abdel Rahim A. (4 tháng 2 năm 2021). “A reply to "TCR+/BCR+ dual-expressing cells and their associated public BCR clonotype are not enriched in type 1 diabetes". Cell. 184 (3): 840–843. doi:10.1016/j.cell.2020.11.036. ISSN 1097-4172. PMC 7935028. PMID 33545037.
  11. ^ Abbas AK, Lichtman AH (2003). Cellular and Molecular Immunology (ấn bản thứ 5). Saunders, Philadelphia. ISBN 0-7216-0008-5.
  12. ^ Monga I, Kaur K, Dhanda S (tháng 3 năm 2022). “Revisiting hematopoiesis: applications of the bulk and single-cell transcriptomics dissecting transcriptional heterogeneity in hematopoietic stem cells”. Briefings in Functional Genomics. 21 (3): 159–176. doi:10.1093/bfgp/elac002. PMID 35265979.
  13. ^ a b Cooper MD (tháng 3 năm 2015). “The early history of B cells”. Nature Reviews. Immunology. 15 (3): 191–197. doi:10.1038/nri3801. PMID 25656707.

Liên kết ngoài

sửa