Điện ảnh âm thanh
Điện ảnh âm thanh (hay còn gọi phim âm thanh, hay phim có tiếng) là hình thức phim điện ảnh có âm thanh đồng bộ, hoặc âm thanh được kết hợp với hình ảnh bằng công nghệ, trái ngược với hình thức phim câm. Buổi trình chiếu triển lãm công khai đầu tiên về phim có âm thanh được diễn ra tại Paris vào năm 1900, nhưng phải trải qua nhiều thập kỷ thì hình thức này mới trở nên thiết thực về mặt thương mại. Về mặt công nghệ, rất là khó để đạt được sự đồng nhất hoàn chỉnh giữa âm thanh và hình ảnh trên những hệ thống ghi âm bằng đĩa sound-on-disc. Bên cạnh đó, chất lượng khuếch đại và thâu âm cũng không hoàn toàn đạt yêu cầu. Những tiến bộ về âm thanh cho phim về sau này mới có khả năng tạo điều kiện cho buổi chiếu phim thương mại đầu tiên sử dụng công nghệ này, diễn ra vào năm 1923. Điện ảnh âm thanh ngày xưa cũng từng được tương trợ bởi dàn nhạc, đàn organ hoặc đàn dương cầm ngay trong bộ phim để thay thế hoặc bổ trợ cho âm thanh thực các phân cảnh trong phim.
Quá trình thương mại hóa chiếu bóng âm thanh được thực hiện lần đầu tiên là vào khoảng giữa cho đến cuối những năm 1920. Ban đầu, phim chỉ bao gồm các đoạn hội thoại đồng bộ, được gọi là "hình ảnh biết nói" (talking pictures) hoặc "phim hội thoại" (talkies), và là những bộ phim ngắn. Những bộ phim dài đầu tiên có ghi âm cũng chỉ bao gồm âm nhạc cũng như hiệu ứng âm thanh. Phim truyện đầu tiên được trình chiếu dưới hình thức phim nói chuyện sơ khai (mặc dù nó chỉ có một vài chuỗi âm thanh hạn chế) là The Jazz Singer, công chiếu vào ngày 6 tháng 10 năm 1927.[2] Bộ phim đạt thành công vang dội này được sản xuất bởi Vitaphone, thương hiệu tiên phong về công nghệ âm thanh trên đĩa vào thời điểm đó. Tuy nhiên, điện ảnh âm thanh về sau sớm trở thành một tiêu chuẩn cho những bộ phim hội thoại.
Vào đầu những năm 1930, phim hội thoại lan toả ra khắp thế giới, trở thành một hiện tượng toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, chúng giúp bảo toàn vị thế của Hollywood là một trong những trung tâm văn hóa/thương mại mang tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế giới (xem Điện ảnh Hoa Kỳ). Tại Âu châu (cũng như những nơi khác nhưng ở một mức độ thấp hơn), sự phát triển tân tiến từng bị nhiều nhà làm phim và nhà phê bình điện ảnh nghi hoặc, những người lo sợ rằng, việc chuyên chú vào lời thoại sẽ làm băng hoại những giá trị thẩm mỹ độc đáo của điện ảnh câm. Tại Nhật Bản, nơi mà truyền thống điện ảnh đại chúng tích hợp phim câm với trình diễn ca hát trực tiếp (benshi), điện ảnh âm thanh lại nháy bắt một cách chậm chạp. Ngược lại, tại Ấn Độ, âm thanh là yếu tố biến chuyển, dẫn đến sự khai mở, phảt triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện ảnh quốc gia.
Chú thích và Tham khảo
sửa- ^ Wierzbicki (2009), tr. 74; "Representative Kinematograph Shows" (Show trình diễn đại diện Kinematograph)(1907).The Auxetophone and Other Compressed-Air Gramophones (Máy Auxetophone và các loại máy Gramophone sử dụng khí nén khác) Lưu trữ tháng 9 18, 2010 tại Wayback Machine giải thích về cơ chế khuếch đại khí nén cũng như bao gồm một số bức ảnh chi tiết về Elgéphone của Gaumont, rõ ràng là một phiên bản muộn màng và phức tạp hơn của Chronomégaphone.
- ^ The first talkie - "The Jazz Singer" (Bộ phim hội thoại đầu tiên - "The Jazz Singer"), Jolsonville, ngày 9 tháng 10 năm 2013
Liên kết ngoài
sửa- Lịch sử Điện ảnh Âm thanh một thư mục các bài viết và tư liệu thông tin trực tuyến, được bố trí sắp xếp một cách hợp lý; một phần của trang web FilmSound
- Bảng đồ thị Hollywood Goes for Sound, cho thấy sự chuyển dịch sang sản xuất âm thanh bởi các studio của Hollywood, giai đoạn 1928–1929; một phần của trang web Terra Media
- Danh sách Phim điện ảnh câm Tiến bộ (PSFL)/Điện ảnh âm thanh thời kỳ sơ khai liệt kê một cách toàn diện và chi tiết về thế hệ phim ảnh âm thanh đầu tiên trên khắp thế giới; một phần của trang web Silent Era
- Lịch sử Công nghệ Thâu âm trình tự thời gian sâu rộng của các quá trình phát triển, bao gồm cả các trang web con, bởi Steven E. Schoenherr; xem cụ thể, Âm thanh Điện ảnh
- Thư mục chọn lọc về âm thanh và âm nhạc cho hình ảnh chuyển động biên tập bởi Miguel Mera, Royal College of Music (Đại học Âm nhạc Hoàng gia), London; một phần của trang web School of Sound
- Giá sách Phim câm Lưu trữ tháng 1 25, 2011 tại Wayback Machine liên kết đến các tài liệu nguồn sơ cấp và thứ cấp quan trọng, một số trong đó đề cập đến thời kỳ chuyển đổi sang âm thanh
- Giai đoạn Âm thanh—Lịch sử của Âm thanh Điện ảnh có chứa thông tin khảo sát minh họa; một phần của trang web American WideScreen Museum
- J. Domański "Toán học đồng bộ hóa hình ảnh và âm thanh trong phim hoạt hình" Lưu trữ tháng 6 12, 2016 tại Wayback Machine
- 1913 bổ sung cho Vivaphone
Những ghi chép lịch sử
sửa- "Sự phi đồng bộ như một nguyên tắc của phim âm thanh" bài luận năm 1934 nhà làm phim và nhà lý luận Vsevolod Pudovkin
- "Hội thoại và âm thanh" bài luận bởi nhà sử học điện ảnh và nhà phê bình Siegfried Kracauer; lần đầu tiên được xuất bản trong cuốn sách của chính ông Theory of Film: The Redemption of Physical Reality (1960)
- "Điện ảnh sắp tới" bài luận bởi nhà sản xuất và nhà sáng tác Guido Bagier; lần đầu tiên được xuất bản trong Film-Kurier, ngày 7 tháng 1 năm 1928
- Cẩm nang dành cho người vận hành máy chiếu Lưu trữ tháng 9 21, 2009 tại Wayback Machine sổ tay kỹ thuật bao quát tất cả các hệ thống chuyên chính của Hoa Kỳ; phát hành bởi RCA Photophone, năm 1930
- "Lịch sử phát triển của điện ảnh âm thanh" Lưu trữ tháng 12 22, 2009 tại Wayback Machine thời gian biểu của nhà tiên phong về điện ảnh âm thanh, ngài E. I. Sponable; lần đầu tiên được xuất bản trong Journal of the Society of Motion Picture Engineers, tháng tư/tháng năm, năm 1947
- "Madam, Will You Talk?" (Thưa quý bà, liệu bà sẽ mở lời chứ?) một bài viết về lịch sử của các cuộc nghiên cứu sơ khai về điện ảnh âm thanh của phòng thí nghiệm Bell Laboratories, bởi Stanley Watkins, một kỹ sư thuộc Western Electric; lần đầu tiên được xuất bản trong Bell Laboratories Record, tháng 8 năm 1946
- "Sáp nhập ngành công nghiệp điện ảnh âm thanh—Chương trình sáng lập của tập đoàn Tobis" bản tuyên ngôn của công ty, được xuất bản lần đầu tiên trong Film-Kurier, vào ngày 20 tháng 7 năm 1928
- "Thông cáo Communiqué chính thức: Nền tảng của Triển vọng Kinh doanh dựa trên Hiệp định điện ảnh âm thanh cho ngành công nghiệp điện tử Đức" bài viết lần đầu tiên được xuất bản trong Film-Kurier, ngày 23 tháng 7 năm 1930
- Hướng dẫn vận hành thiết bị tái tạo đồng bộ hướng dẫn kỹ thuật về hệ thống âm thanh nhà hát chiếu bóng Western Electric; được ban hành bởi ERPI, tháng 12 năm 1928
- "Kết cục của Paris: Hiệp định được ký kết/Khả năng tương thích trao đổi vẹn toàn—Toàn cầu được chia thành ba khu vực bằng sáng chế—Trao đổi bằng sáng chế" bài viết lần đầu tiên được xuất bản trong Film-Kurier, ngày 22 tháng 7 năm 1930
- "Kẻ ngốc ca hát" đánh giá của nhà lý luận và phê bình điện ảnh Rudolf Arnheim, khoảng năm 1929
- "Khúc mắc về Điện ảnh Âm thanh" bài luận năm 1929 bởi Rudolf Arnheim
- "Âm thanh ở Đây và ở Kia" bài luận bởi nhà soạn nhạc Paul Dessau; lần đầu tiên được đăng trong Der Film, ngày 1 tháng 8 năm 1929
- "Âm thanh trong Điện ảnh" bài luận bởi đạo diễn Alberto Cavalcanti; lần đầu tiên được xuất bản trong Films, tháng 11 năm 1939
- "Theory of the Film: Sound" bài luận năm 1945 bởi nhà lý luận và phê bình điện ảnh Béla Balázs
- "What Radio Has Meant to Talking Movies" tiểu luận tiên tri tiên đoán của một kỹ sư âm thanh thuộc Universal, ngài Charles Feldstead; lần đầu tiên được xuất bản trong Radio News, tháng 4 năm 1931
Những thước phim lịch sử
sửa- Ben Bernie and All the Lads (Ben Bernie và tất cả các chàng trai đồng đạo) trích đoạn từ khoảng năm 1924 của thước phim âm thanh Phonofilm; trên trang web The Red Hot Jazz Archive
- A Few Minutes with Eddie Cantor (Một đôi phút cùng Eddie Cantor) thước phim âm thanh năm 1924 từ Phonofilm; có trên Archive.org
- Gus Visser and His Singing Duck (Gus Visser và Chú vịt biết hát của ông) thước phim âm thanh của Theodore Case năm 1925; có trên YouTube
- President Coolidge, Taken on the White House Lawn (Ngài tổng thống Coolidge, được quay trên bãi cỏ của Nhà Trắng) thước phim âm thanh Phonofilm năm 1924; có trên Archive.org