Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Họ Cám (danh pháp khoa học: Chrysobalanaceae, đồng nghĩa: Licaniaceae Martynov, Hirtellaceae Horaninow) là một họ bao gồm các loài cây gỗ hay cây bụi có thân mảnh dẻ[2], được chia ra thành khoảng 17-18 chi và 460-525 loài[3][4], sinh sống rộng khắp trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt tại châu Mỹ. Một số loài chứa silica trong cơ thể chúng để có độ cứng vì thế thịt lá thường có các dị bào cương cứng. Lá mọc so le hay vòng, có cuống, phiến lá nguyên, gân lá hình lông chim, có lá kèm. Các loài trong họ này hoặc có hoa lưỡng tính hoặc đơn tính khác gốc đực hay đơn tính khác gốc cái. Quả dạng quả hạch (vỏ quả trong cứng, thường có lông tơ bên trong), chứa 1 hạt. Hạt không nội nhũ. Phát tán chủ yếu nhờ động vật.

Họ Cám
Maranthes polyandra
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Chrysobalanaceae
R.Br., 1818[1]
Chi điển hình
Chrysobalanus
L., 1753
Các chi

Phân loại và phát sinh chủng loài

sửa

Hoa của một số loài trong họ Chrysobalanaceae trông khá giống như hoa của các loài mận mơ (chi Prunus), và vì thế họ Chrysobalanaceae cùng họ Rosaceae thường được coi là gần nhau (như trong các phân loại của Cronquist năm 1981; Takhtadjan năm 1997), hoặc như là các họ tách biệt nằm cận kề nhau gần hay ít trong trình tự sắp xếp, hoặc thậm chí họ Chrysobalanaceae có thể được coi như là một phân họ trong họ Rosaceae. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm khác biệt giữa chúng[5].

Nghiên cứu phân tử gần đây của Yakandawala và ctv. (2010)[4] đưa ra sự dung giải không rõ ràng về các mối quan hệ, nhưng gợi ý rằng các kiểu gộp nhóm xuất hiện trong các nghiên cứu phân loại theo ngoại hình dựa vào hình thái học trước đây [6][7] cần phải xem xét lại, cụ thể là kiểu gộp nhóm theo tông là cận ngành. Có một số hỗ trợ cho thấy chi Atuna có quan hệ chị-em với phần còn lại của họ[8].

Các chi

sửa

Hình ảnh

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Chrysobalanaceae Lưu trữ 2015-07-14 tại Wayback Machine trong Watson L. và Dallwitz M. J. (1992 trở đi). The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: 20-5-2010. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  3. ^ Chrysobalanaceae trên website của APG. Tra cứu 7-2-2011.
  4. ^ a b Deepthi Yakandawala, Cynthia M. Morton, Ghillean T. Prance, 2010, Phylogenetic Relationships of the Chrysobalanaceae Inferred from Chloroplast, Nuclear, and Morphological Data, Annals of the Missouri Botanical Garden 97(2):259-281. 2010, doi:10.3417/2007175
  5. ^ Prance G. T. 1972. Flora neotropica, Monograph No. 9 Chrysobalanaceae. Hafner, New York.
  6. ^ Prance G. T., Rogers D. J., & White F., 1969. A taximetric study of an angiosperm family: Generic delimitation in the Chrysobalanaceae. New Phytol. 68: 1203-1234.
  7. ^ Prance G. T., & White F., 1988. The genera of Chrysobalanaceae: A study of practical and theoretical taxonomy and its relevance to evolutionary biology. Phil. Trans. Roy. Soc. London B, 320: 1-184.
  8. ^ Wurdack K. J., & Davis C. C., 2009. Malpighiales phylogenetics: Gaining ground on one of the most recalcitrant clades in the angiosperm tree of life Lưu trữ 2010-10-20 tại Wayback Machine. American J. Bot. 96(8): 1551-1570.