Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Cát Vinh

thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân phong trào Lục Trấn

Cát Vinh (giản thể: 葛荣; phồn thể: 葛榮; bính âm: Gě Róng, ? – 528) thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Hà Bắc, là lực lượng lớn mạnh nhất trong phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.

Cát Vinh
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mất528
Giới tínhnam
Nghề nghiệpkẻ phản loạn
Quốc tịchBắc Ngụy

Nguồn gốc dân tộc

sửa

Ban đầu Cát Vinh là Trấn tướng của trấn Hoài Sóc. Theo phép của nhà Bắc Ngụy, Trấn tướng đều lấy quý tộc Tiên Ti đảm nhiệm, từ đó suy đoán ông cũng là người Tiên Ti.

Bối cảnh thời đại

sửa

Quá trình khởi nghĩa

sửa

Tháng giêng năm Hiếu Xương thứ 2 (526), nguyên Hoài Sóc trấn binh Tiên Vu Tu Lễ tại thành Tả Nhân, Định Châu [1] lãnh đạo khởi nghĩa. Hoài Sóc trấn tướng Cát Vinh tham gia khởi nghĩa.

Tháng 8, Nguyên Hồng Nghiệp làm phản, giết Tiên Vu Tu Lễ, xin hàng triều đình. Cát Vinh giết Nguyên Hồng Nghiệp tự lập, tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân.

Tháng 9, ông nhắm đến Doanh Châu [2] ở phía bắc, tại Bác Dã Bạch Ngưu La [3] đánh bại quan quân, chém chết Chương Vũ vương Nguyên Dung. Ông tự xưng thiên tử, đặt quốc hiệu là Tề. Sau đó thừa thắng tiến quân, đổi niên hiệu là Quảng An. Không lâu sau, nghĩa quân bắt chém Quảng Dương vương, Phiếu kỵ đại tướng quân Nguyên Uyên, giết thống soái tối cao của quan quân là Nguyên Sâm.

Tháng giêng năm sau, nghĩa quân đánh hạ Ân Châu [4], giết thứ sử Thôi Giai, tiến vây Ký Châu. Tháng 11, hạ được Ký Châu, bắt thứ sử Nguyên Phu. Triều đình lấy Đô đốc Nguyên Tử Ung làm Ký Châu thứ sử, soái quân thảo phạt Cát Vinh.

Tháng 12, Cát Vinh soái 10 vạn nghĩa quân tại nhánh sông Chương, đông bắc Dương Bình [5], đánh bại quan quân, giết chết tướng Ngụy là bọn Nguyên Tử Ung, Bùi Diễn. Nghĩa quân chiếm cứ vài châu huyện của Hà Bắc, lực lượng lên đến mấy chục vạn người.

Trong quá trình khởi nghĩa, Cát Vinh xem thường dân chúng người Hán, đánh đập giới cường hào địa chủ, vào tháng 2 năm Vũ Thái đầu tiên (528), lại bắt giết một thủ lĩnh của một cánh nghĩa quân khác là Đỗ Lạc Chu, thu lấy lực lượng của ông ta, khiến cho nội bộ phong trào bị chia rẽ.

Tháng 3, nghĩa quân hạ được Thương Châu [6], bắt thứ sử Tiết Khánh Chi.

Tháng 8, Cát Vinh đưa quân vây Nghiệp Thành [7], xưng có trăm vạn, ruổi qua Cấp Quận [8].

Tháng 9, Trụ quốc đại tướng quân Nhĩ Chu Vinh soái 7000 (có thuyết là 7 vạn) tinh kị tấn công nghĩa quân ở Phũ Khẩu [9] thuộc Tương Châu [10]. Cát Vinh cậy đông khinh địch, bày trận phân tán, bị Nhĩ Chu Vinh dùng kỳ binh đánh bại, bị bắt sống, đưa về Lạc Dương chém đầu. Khởi nghĩa thất bại.

Tham khảo

sửa

Xem thêm

sửa
  • Trần Dần Khác, Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử giảng diễn lục (Vạn Thằng Nam chỉnh lý) Hoàng Sơn thư xã, 2000
  • Đỗ Sĩ Đạc, Bắc Ngụy sử, Nhà xuất bản Sơn Tây Cao Hiệu Liên Hiệp, 1992
  • Trâu Kỷ Vạn, Trung Quốc thông sử: Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử, Nhà xuất bản Cửu Châu, 2009

Chú thích

sửa
  1. ^ Nay là tây bắc huyện Đường, Hà Bắc
  2. ^ Châu trị nay là Hà Gian, Hà Bắc
  3. ^ Nay là huyện Lễ, Hà Bắc
  4. ^ Nay là phía đông Long Nghiêu, Hà Bắc
  5. ^ Nay là huyện Sân, Sơn Đông
  6. ^ Nay là tây nam Diêm Sơn, Hà Bắc
  7. ^ Nay là tây nam Lâm Chương, Hà Bắc
  8. ^ Nay là tây nam Vệ Huy, Hà Nam
  9. ^ Nay là tây bắc huyện Từ, Hà Bắc
  10. ^ Châu trị nay là huyện Từ, Hà Bắc