Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Ngữ tộc Khoe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhóm ngôn ngữ Khoe)
Ngữ tộc Khoe
Khoisan Trung (tên lỗi thời)
Phân bố
địa lý
Namibiahoang mạc Kalahari
Phân loại ngôn ngữ họcKhoe–Kwadi[1]
  • Ngữ tộc Khoe
Ngữ ngành con
  • Khoekhoe
  • Tshu–Khwe
Glottolog:khoe1241[2]

Ngữ tộc Khoenhóm ngôn ngữ phi Bantu bản địa lớn nhất miền Nam Phi. Nhóm Khoe một thời được coi là nằm trong "ngữ hệ Khoisan", với tên Khoisan Trung. Dù "Khoisan" ngày nay không còn được nhìn nhận là một ngữ hệ nữa, thuật ngữ này vẫn được dùng vì sự thuận tiện.

Ngôn ngữ đông người nói nhất (và ngôn ngữ duy nhất hay được biết tới) là tiếng Khoekhoe (Nama/Damara) ở Namibia. Phần còn lại của ngữ tộc có mặt chủ yếu trong hoang mạc Kalahari, Botswana. Những ngôn ngữ giống nhau đến mức người nói tiếng Khoekhoe và người nói ngôn ngữ Khoe ở Botswana vẫn giao tiếp được ở mức nào đó.

Nhóm Khoe là các ngôn ngữ Khoisan đầu tiên mà thực dân châu Âu bắt gặp, để rồi trở nên nổi tiếng nhờ vào sự hiện diện của âm "click" (dù nói chung click không xuất hiện với mật độ dày bằng các nhóm Khoisan khác). Ngữ tộc này chia ra hai nhánh, Khoekhoe ở Namibia-Nam Phi, và Tshu–Khwe ở Botswana-Zimbabwe. Trừ tiếng Nama/Khoekhoe, mọi ngôn ngữ Khoe đều đang chịu sức ép từ ngôn ngữ quốc gia hay ngôn ngữ trong khu vực (chẳng hạn tiếng Tswana).

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Baucom, Kenneth L. 1974. Proto-Central-Khoisan. In Voeltz, Erhard Friedrich Karl (ed.), Proceedings of the 3rd annual conference on African linguistics, 7-ngày 8 tháng 4 năm 1972, 3-37. Bloomington: Research Institute for Inner Asian Studies, Indiana University.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Khoe–Kwadi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Khoe”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  • Güldemann, Tom and Edward D. Elderkin (2010) 'On External Genealogical Relationships of the Khoe Family.' in Brenzinger, Matthias and Christa König (eds.), Khoisan Languages and Linguistics: the Riezlern Symposium 2003. Quellen zur Khoisan-Forschung 17. Köln: Rüdiger Köppe.
  • Changing Profile when Encroaching on Hunter-gatherer Territory?: Towards a History of the Khoe–Kwadi Family in Southern Africa. Tom Güldemann, paper presented at the conference Historical Linguistics and Hunter-gatherer Populations in Global Perspective, at the Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology, Aug. 2006.