Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Aymen Hussein

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aymen Hussein
Aymen Hussein thi đấu cho đội tuyển Iraq tại Cúp bóng đá châu Á 2023
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Aymen Hussein Ghadhban Al Mafreajy
Ngày sinh 21 tháng 1, 1996 (28 tuổi)
Nơi sinh Hawija, Kirkuk, Iraq
Chiều cao 1,89 m[1]
Vị trí Tiền đạo
Thông tin đội
Đội hiện nay
Al-Quwa Al-Jawiya
Số áo 9
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2009–2011 Al-Alam[2]
2011–2012 Tuz FC
2012–2013 Gas Al-Shamal
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2013–2014 Duhok (1)
2015–2017 Al-Naft 37 (21)
2017–2018 Al-Shorta 5 (5)
2018 Al-Naft 22 (11)
2018–2019 CS Sfaxien 6 (4)
2019–2021 Al-Quwa Al-Jawiya 33 (26)
2021–2022 Umm Salal 22 (11)
2022–2023 Al-Markhiya 10 (6)
2023 Al-Jazira 10 (1)
2023 Raja CA 5 (0)
2023– Al-Quwa Al-Jawiya 3 (2)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2014–2015 U-20 Iraq 3 (1)
2015–2018 U-23 Iraq 14 (11)
2015– Iraq 77 (28)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 5 tháng 10 năm 2023
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 11 tháng 6 năm 2024

Aymen Hussein Ghadhban Al Mafreajy (tiếng Ả Rập: أيمن حسين‎; sinh ngày 21 tháng 1 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá người Iraq thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Al-Quwa Al-Jawiya tại Giải bóng đá Ngoại hạng Iraqđội tuyển bóng đá quốc gia Iraq.

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh bắt đầu sự nghiệp cầu thủ của mình vào năm 2009 khi thi đấu cho đội trẻ của Al-Alam SC. Cuối mùa giải 2012–2013, anh được trao cơ hội thi đấu tại Giải bóng đá Ngoại hạng Iraq khi anh được trợ lỹ huấn luyện viên của câu lạc bộ Duhok, Khalid Mohammed Sabbar liên hệ và đề nghị một bản hợp đồng béo bở để thi đấu cho Duhok. Anh chuyển đến Al-Naft vào mùa đông năm 2015.[3] Đỉnh cao trong sự nghiệp thi đấu của anh là mùa giải 2016–2017 khi anh đã ghi 12 bàn sau 10 trận ra sân cho Al-Naft, giúp đội bóng này dẫn đầu bảng xếp hạng, trước khi anh phải ngồi ngoài trong 3 tháng, từ tháng 2[4] đến tháng 5 năm 2017 vì chấn thương.[5] Al-Naft kết thúc mùa giải 2016–2017 với ngôi vị á quân của giải đấu, vị trí tốt nhất trong lịch sử của đội bóng này.[6] Năm 2017, anh gia nhập "gã khổng lồ" Iraq Al-Shorta,[7] để thay thế cho Marwan Hussein. Anh có trận ra mắt đội bóng này vào ngày 21 tháng 11, ghi một bàn thắng trong trận đấu với Karbalaa FC.[8] Anh lập cú đúp trong thắng lợi 4–1 trước Al-Bahri,[9][10] sau đó anh tiếp tục ghi bàn trong hai trận đấu nữa, qua đó kéo dài chuỗi trận liên tiếp mà anh đã ghi bàn lên con số 4.[11] Ở trận đấu thứ 5,[12][13] anh đá hỏng quả phạt đền những phút cuối, qua đó chấm dứt chuỗi trận liên tiếp mà anh đã ghi bàn ở con số 4.[14] Vào ngày 2 tháng 2 năm 2018, anh rời Al-Shorta để trở lại thi đấu cho đội bóng cũ Al-Naft[15] với vị huấn luyện viên mà anh ngưỡng mộ, Hassan Ahmed.[16] Anh có trận ra mắt cho Al-Naft trong trận đấu với Al-Hudood và chính anh đã sút hỏng quả phạt đền trong trận đấu đó,[17] cùng với trận gặp Naft Al-Wasat.[18] Sau 5 trận tịt ngòi, anh cũng có bàn thắng đầu tiên cho Al-Naft trong chiến thắng 1–0 trước Al-Talaba vào tháng 4 năm 2018.[19] Anh kết thúc mùa giải khi ghi được 11 bàn thắng sau 22 trận đấu cho Al-Naft tại mùa giải 2017–2018.[20] Đội kết thúc mùa giải ở vị trí thứ ba. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2018, anh chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ Sfaxien của Tunisia.[21] Vào mùa hè năm 2021, anh gia nhập câu lạc bộ Umm Salal của Qatar.[22] Vào ngày 23 tháng 8 năm 2023, anh đầu quân cho câu lạc bộ Raja CA của Maroc với bản hợp đồng có thời hạn 1 năm.[23]

Sự nghiệp quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Aymen Hussein có trận đấu đầu tiên cho Iraq vào năm 2015 khi được triệu tập vào đội tuyển U-23 Iraq tham dự Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016 tại Qatar.[24] Anh ghi bàn thắng quyết định trong trận tranh hạng ba với đội chủ nhà U-23 Qatar, giúp Iraq giành vé tham dự Thế vận hội Mùa hè 2016 được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil,[25][26] tuy nhiên, anh gặp phải chấn thương trong trận giao hữu gặp U-23 Syria nên không thể tham dự Olympic cùng toàn đội. Vào năm 2017, tại vòng loại giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018, anh lập một cú repoker trong chiến thắng hủy diệt 8–0 của U-23 Iraq trước U-23 Afghanistan.[27] Anh cũng ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 2-0 trước U-23 Ả Rập Xê Út, qua đó giúp U-23 Iraq giành vé tham dự Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018.[28] Tại vòng chung kết diễn ra trên đất Trung Quốc, anh ghi 2 bàn thắng sau 3 trận đấu, giúp U-23 Iraq giành vé vào tứ kết.

Vào ngày 26 tháng 8 năm 2015, anh có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển quốc gia Iraq,[29] thi đấu trong trận giao hữu gặp Liban. Anh có bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp đội tuyển quốc gia trong trận đấu gặp Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào ngày 5 tháng 9 năm 2017,[30] tại vòng loại thứ 3 của giải vô địch bóng đá thế giới 2018 khu vực châu Á. Anh cũng được triệu tập lên đội tuyển Iraq tham dự Cúp bóng đá vịnh Ả Rập lần thứ 23 diễn ra trên đất Kuwait, giải đấu mà Iraq đã vào đến bán kết sau khi để thua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sau loạt sút luân lưu.[a]

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2023, tại Cúp bóng đá châu Á 2023 diễn ra trên đất Qatar, anh lập cú đúp trong chiến thắng gây sốc 2–1 trước đội tuyển Nhật Bản, qua đó, lần đầu tiên đội tuyển Iraq thắng Nhật Bản sau 42 năm kể từ Đại hội Thể thao châu Á 1982 trên đất Ấn Độ, giúp Iraq giành vé vào vòng đấu loại trực tiếp sớm trước một lượt đấu.[31][32][33] Ở trận đấu thuộc vòng 16 đội gặp đội tuyển Jordan, anh ghi bàn thắng nâng tỉ số lên 2–1, nhưng ngay sau đó anh phải nhận tấm thẻ vàng thứ hai và phải rời sân vì hành động ăn mừng khiêu khích đối thủ, dẫn đến trận thua ngược với tỷ số 2–3.[34][35][36][37]

Vào tháng 7 năm 2024, anh được triệu tập lên đội tuyển Olympic Iraq tham dự Thế vận hội Mùa hè 2024 được tổ chức trên đất Pháp, với tư cách là một trong ba cầu thủ quá tuổi.[38][39][40]

Tiểu sử và đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Aymen Hussein sinh ngày 21 tháng 1 năm 1996[26][41] tại ngôi làng Al-Safra thuộc tiểu khu Al-Riyadh, phía tây nam Kirkuk nằm ở quận Hawija đầy hỗn loạn, bị tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kiểm soát và là nơi xảy ra các cuộc không kích của Lực lượng đặc nhiệm liên hợp từ năm 2014 đến năm 2017. Cha anh, là sĩ quan của Lục quân Iraq, đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trong một cuộc tấn công khủng bố của Al-Qaeda vào năm 2008.[26][42] Anh trai của Ayman Hussein bị quân IS bắt cóc và cho tới nay vẫn chưa rõ tung tích.[26][42] Mẹ và hai người em trai của anh phải sống lưu vong ngay trong Iraq, ở thành phố Kirkuk kể từ năm 2014.[42][43][44]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 11 tháng 6 năm 2024[45]
Danh sách số lần ra sân và số bàn thắng cho đội tuyển quốc gia
Đội tuyển quốc gia Năm Số lần ra sân Số bàn thắng
Iraq 2015 1 0
2016 3 0
2017 10 1
2018 8 0
2019 7 1
2020 2 0
2021 14 4
2022 9 5
2023 13 6
2024 10 11
Tổng 76 27
Tỷ số và kết quả liệt kê số bàn ​​thắng mà Iraq ghi được, cột trước là biểu thị số bàn thắng của Hussein.
Danh sách bàn thắng quốc tế của Ayman Hussein
Bàn thắng Ngày Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả Giải đấu
1 5 tháng 9 năm 2017 Sân vận động quốc tế Amman, Amman, Jordan  UAE 1–0 1–0 Vòng loại FIFA World Cup 2018
2 26 tháng 3 năm 2019 Sân vận động quốc tế Basra, Basra, Iraq  Jordan 1–1 3–2 Giải vô địch bóng đá hữu nghị quốc tế 2019
3 27 tháng 1 năm 2021  Kuwait 2–1 2–1 Giao hữu
4 29 tháng 5 năm 2021 Sân vận động Al Fayhaa, Basra, Iraq  Nepal 3–2 6–2
5 4–2
6 12 tháng 10 năm 2021 Sân vận động Zabeel, Dubai, UAE  UAE 2–1 2–2 Vòng loại FIFA World Cup 2022
7 1 tháng 2 năm 2022 Sân vận động thành phố Saida, Sidon, Liban  Liban 1–0 1–1
8 18 tháng 3 năm 2022 Sân vận động Al-Madina, Baghdad, Iraq  Zambia 3–1 3–1 Giao hữu
9 29 tháng 3 năm 2022 Sân vận động Al-Rashid, Dubai, UAE  Syria 1–1 1–1 Vòng loại FIFA World Cup 2022
10 23 tháng 9 năm 2022 Sân vận động Quốc vương Abdullah II, Amman, Jordan  Oman 1–1 1–1
(3–4 p)
Giải bóng đá giao hữu quốc tế Jordan 2022
11 26 tháng 9 năm 2022 Sân vận động quốc tế Amman, Amman, Jordan  Syria 1–0 1–0
12 12 tháng 1 năm 2023 Sân vận động quốc tế Basra, Basra, Iraq  Yemen 3–0 5–0 Cúp bóng đá vịnh Ả Rập lần thứ 25
13 4–0
14 16 tháng 1 năm 2023  Qatar 2–1 2–1
15 7 tháng 9 năm 2023 Sân vận động kỷ niệm 700 năm, Chiang Mai, Thái Lan  Ấn Độ 2–2 2–2
(5–4 p)
Cúp Nhà vua Thái Lan 2023
16 10 tháng 9 năm 2023  Thái Lan 1–0 2–2
(5–4 p)
17 17 tháng 1 năm 2023 Sân vận động quốc tế Amman, Amman, Jordan  Jordan 1–1 2–2
(5–3 p)
Giải bóng đá giao hữu quốc tế Jordan 2023
18 15 tháng 1 năm 2024 Sân vận động Ahmad bin Ali, Al Rayyan, Qatar  Indonesia 3–1 3–1 AFC Asian Cup 2023
19 19 tháng 1 năm 2024 Sân vận động Thành phố Giáo dục, Al Rayyan, Qatar  Nhật Bản 1–0 2–1
20 2–0
21 19 tháng 1 năm 2024 Sân vận động Jassim bin Hamad, Doha, Qatar  Việt Nam 2–1 3–2
22 3–2
23 29 tháng 1 năm 2024 Sân vận động quốc tế Khalifa, Al Rayyan, Qatar  Jordan 2–1 2–3
24 26 tháng 3 năm 2024 Sân vận động Tưởng niệm Rizal, Manila, Philippines  Philippines 1–0 5–0 Vòng loại FIFA World Cup 2026
25 3–0
26 6 tháng 6 năm 2024 Sân vận động Gelora Bung Karno, Jakarta, Indonesia  Indonesia 1–0 2–0
27 11 tháng 6 năm 2024 Sân vận động quốc tế Basra, Basra, Iraq  Việt Nam 3–1 3–1
27 5 tháng 9 năm 2024  Oman 1–0 1–0

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

CS Sfaxien

Al-Quwa Al-Jawiya

Iraq

Danh hiệu cá nhân

  1. ^ Hai đội hòa nhau 0–0 sau 120 phút.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “AFC Asian Cup Squad list” (PDF). tr. 14. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ “Iraqi Professional Players” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “Aymen joined Al Naft”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ “أيمن حسين يغيب عن مواجهة نفط الوسط” (bằng tiếng Ả Rập). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ “أيمن حسين يبدأ تدريباته التأهيلية قبل العودة للملاعب” (bằng tiếng Ả Rập). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ Alfakhri, Ali. “Al-Quwa Al-Jawiya win the 2016/17 Iraqi Premier League title”. SoccerIraq. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  7. ^ “| Aymen Huessin joins Al Shorta” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ “Aymen Hussein volleys in a goal after just 61 seconds as Al-Shorta return from Karbala with all three points on #IPL Matchday One!” (bằng tiếng Anh).
  9. ^ Goal against Al-Bahri 2 (bằng tiếng Anh), Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024
  10. ^ Goal against Al-Bahri 1, 26 tháng 11 năm 2017, lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018
  11. ^ Goal against Al-Hudood, 9 tháng 12 năm 2017, lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018
  12. ^ Goal against Zaxo, 4 tháng 12 năm 2017, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024
  13. ^ Wasted goals, 11 tháng 12 năm 2017, lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023, truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018
  14. ^ missed penalty, 14 tháng 12 năm 2017, lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018
  15. ^ “Returned to Al Naft” (bằng tiếng Anh). 2 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  16. ^ Aymen: Hassan Ahmed is a global coach, 26 tháng 6 năm 2018, lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018
  17. ^ missed a penalty Al-Hudood, 10 tháng 2 năm 2018, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024
  18. ^ missed a penalty Naft Al-Wasat, 3 tháng 3 năm 2018, lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018
  19. ^ Goal against Al-Talaba, 5 tháng 4 năm 2018, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024
  20. ^ “Al-Naft” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  21. ^ “النادي الصفاقسي ينتدب العراقي أيمن حسين” (bằng tiếng Ả Rập). 16 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  22. ^ “تأكيداً لانفراد «العرب» العراقي أيمن حسين يصل الدوحة للانتقال لصقور برزان” (bằng tiếng Ả Rập). العرب القطرية. 28 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ ayoub0007 (23 tháng 8 năm 2023). “الرجاء يقدم أيمن حسين”. Hespress - هسبريس جريدة إلكترونية مغربية (bằng tiếng Ả Rập). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2023.
  24. ^ “Final Registration Player List” (PDF). AFC. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  25. ^ “match summary”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2016.
  26. ^ a b c d “Displaced by IS, Iraqi soccer star now off to the Olympics”. AP News. 15 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  27. ^ “AFC U-23 CHAMPIONSHIP QUALIFIERS: GROUP B - IRAQ 8-0 AFGHANISTAN”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  28. ^ “2018 AFC U-23 CHAMPIONSHIP: STAGE SET FOR ENTICING FINALS”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  29. ^ “was called up for an international friendly” (bằng tiếng Ả Rập). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2018.
  30. ^ “He scored his first goal against the UAE”. 5 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  31. ^ “Iraq lần đầu đánh bại Nhật Bản sau 42 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2024.
  32. ^ “Iraq vs Nhật Bản 2-1: Aymen xuất thần cú đúp đẹp mắt, Endo lập công, Ritsu Doan suýt gỡ hòa thành công cho Nhật Bản”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2024.
  33. ^ “Iraq gây bất ngờ khi hạ gục Nhật Bản ở Asian Cup”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2024.
  34. ^ “Controversy hits Asian Cup as red card from mimicking celebration leads to dramatic Jordan fightback and Iraq's elimination”. ESPN. 29 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  35. ^ “Vì sao Aymen Hussein nhận thẻ đỏ khiến đội tuyển Iraq thua đau Jordan?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  36. ^ “AFC giải thích lý do tiền đạo Iraq Aymen Hussein nhận thẻ đỏ”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  37. ^ “Thẻ đỏ dành cho Aymen Hussein, đừng có đùa với Faghani”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  38. ^ “x.com”. X (formerly Twitter). Truy cập 6 tháng 9 năm 2024.
  39. ^ “Iraq gây bất ngờ trong ngày ra quân Olympic”. Znews. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  40. ^ “Kết quả bóng đá Olympic 2024: Drama ngày khai màn, châu Á khởi đầu ấn tượng”. Báo cáo viên. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  41. ^ “Hassanin Mubarak on Twitter” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2018.
  42. ^ a b c “Gia cảnh đáng thương của cầu thủ nguy hiểm nhất đội tuyển U23 Iraq”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  43. ^ Burkat, Mohammed. “ايمن حسين في سطور، بين ماضيه المثقل بالالم وطموحه الكروي”. المربد. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  44. ^ Mubarak, Hassanin. “Ayman Hussein: Iraq's Olympic Superhero”. Ahdaafme. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2017.
  45. ^ “Hussein, Ayman”. National Football Teams. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]