Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Hình ảnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ảnh)
Xem các nghĩa khác tại Hình ảnh (định hướng)
Hình trên là hình được chụp ảnh lại. Hình dưới là hình được xây dựng bằng đồ họa máy tính.
Hình ảnh

Một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh thứ ghi lại hay thể hiện/tái tạo được cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể có thật, do đó mô tả được những vật thể đó.[1]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh có thể có hai chiều, như thể hiện trên tranh vẽ trên mặt phẳng, hoặc ba chiều, như thể hiện trên tác phẩm điêu khắc hoặc hologram. Hình ảnh có thể được ghi lại bằng thiết bị quang học – như máy ảnh, gương, thấu kính, kính viễn vọng, kính hiển vi do con người tạo ra, hoặc bởi các cơ chế tự nhiên, như mắt người hay mặt nước. Hình ảnh có thể được dùng theo nghĩa rộng, thể hiện bản đồ, đồ thị, nghệ thuật trừu tượng. Với nghĩa này, hình ảnh có thể được tạo ra mới hoàn toàn, thay vì ghi chép lại, bằng cách vẽ, tạc tượng, in ấn hay xây dựng bằng đồ họa máy tính. Hình ảnh tưởng tượng xuất hiện trong suy nghĩ của con người, tương tự như trí nhớ. Hình ảnh chuyển động có thể là phim, video, hoạt hình.

Hình ảnh có ý nghĩa đối với trí nhớkí ức, tâm trí và một hình ảnh có giá trị bằng hàng ngàn từ, theo các chuyên gia, não của con người ghi nhớ theo các hình ảnh nên nó sẽ dễ tiếp thu thông tin dưới dạng hình ảnh hơn[2] Ngạn ngữ cổ có câu: "Bạn sẽ quên những gì bạn nghe; bạn sẽ nhớ những gì bạn thấy; bạn sẽ hiểu những gì bạn làm"[3], ngạn ngữ Ả rập có câu: "Một trí nhớ tốt không bằng một nét mực mờ"[4].

Ảnh 2 chiều (2D)

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh hai chiều (2D) là hình ảnh đại diện cho một thứ gì đó được thể hiện chỉ bằng hai chiều không gian. Thường có dạng hình chữ nhật. Tính đến năm 2022, ảnh 2D là định dạng phổ biến nhất.

Ảnh 3 chiều (3D)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh 3 chiều (3D) ít phổ biến hơn hình ảnh hai chiều. Hình ảnh ba chiều đưa vào nhận thức của hệ thống thị giác về độ sâu để khắc họa thông tin thị giác một cách chính xác hơn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chris Baldick (2008). The Oxford Dictionary of Literary Terms. Oxford University Press. tr. 165–. ISBN 978-0-19-920827-2.
  2. ^ Người thành công là Người làm đến cùng, Nguyễn Khánh Toàn, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội, năm 2011, trang 52
  3. ^ Bí mật tư duy triệu phú (Secrets of the Milionaire Mind), T.Harv Eker, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, trang 27
  4. ^ Dạy văn, dạy chữ, dạy người…

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]