Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khả hãn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MerlIwBot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thêm sv:Khagan
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 49: Dòng 49:
</div>
</div>


'''Khả hãn''' (chữ Mogol cổ: ''ᠬᠠᠭᠠᠨ''), hoặc '''Khắc hãn''', '''Đại hãn''', là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ, được xem là người đứng đầu của đế quốc. Mặc dù theo thói quen, nhiều vị Khả hãn Mông Cổ vẫn được gọi tước vị ngắn gọn là [[Hãn]] nhưng trên thực tế tước vị Khả hãn Mông Cổ cao hơn, được xem là Hãn của các Hãn.
'''Khả hãn''' (chữ Mogol cổ: {{mongolUnicode|ᠬᠠᠭᠠᠨ}} ''хаан''), hoặc '''Khắc hãn''', '''Đại hãn''', là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ, được xem là người đứng đầu của đế quốc. Mặc dù theo thói quen, nhiều vị Khả hãn Mông Cổ vẫn được gọi tước vị ngắn gọn là [[Hãn]] nhưng trên thực tế tước vị Khả hãn Mông Cổ cao hơn, được xem là Hãn của các Hãn.


==Nguyên thủy==
==Nguyên thủy==

Phiên bản lúc 01:23, ngày 7 tháng 11 năm 2012

Khả hãn
ᠬᠠᠭᠠᠨ
Tiếng Thổ cổ
phiên âm: [1][2]
phiên âm Latin: kaγan
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
phiên âm Latin: kağan
Tiếng Nga
phiên âm Cyrillic: каган
phiên âm Latin: kagan
Tiếng Mông Cổ
phiên âm Cyrillic: хаан
phiên âm Latin: khaan
Tiếng Hungary
phiên âm Latin: kagán
Tiếng Hoa
giản thể: 可汗
bính âm : kèhán
Tiếng Ba Tư
phiên âm Ba Tư: خاقان
Korean
Hangul:
Romanization: gahan
McCune-Reischauer: kahan

Khả hãn (chữ Mogol cổ: ᠬᠠᠭᠠᠨ хаан), hoặc Khắc hãn, Đại hãn, là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ, được xem là người đứng đầu của đế quốc. Mặc dù theo thói quen, nhiều vị Khả hãn Mông Cổ vẫn được gọi tước vị ngắn gọn là Hãn nhưng trên thực tế tước vị Khả hãn Mông Cổ cao hơn, được xem là Hãn của các Hãn.

Nguyên thủy

Tước hiệu Khả hãn được ghi nhận lần đầu tiên vào khoảng giữa những năm 283 đến 289, khi thủ lĩnh bộ tộc Tiên TiMộ Dung Thổ Cốc Hồn (Murong Tuyuhun_ trong nỗ lực tìm cách thoát khỏi quyền kiểm soát của anh mình là Mộ Dung Hối, đã dẫn theo các thuộc hạ của mình từ Liêu Đông đến vùng sa mạc Ordos để lập quốc gia riêng, lấy tên là Thổ Cốc Hồn (Tuyuhun). Theo lời thuộc hạ, ông đã lấy tước hiệu là Khả hãn để thể hiện sự khác biệt với anh mình đang cai quản vương quốc Tiền Yên ở phía đông.[3]

Người Nhu Nhiên được cho là người đầu tiên sử dụng tước hiệu Khả hãn lẫn Hãn, thay cho tước hiệu Thiền vu của người Hung Nô, được cho là ảnh hưởng bởi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.[4] Tuy nhiên, một số học giả lại cho ràng người Nhu Nhiên chính là một trong những bộ tộc Mông Cổ trước thời Thành Cát Tư Hãn.[5][6][7]

Khả hãn Trung Hoa

Hoàng đế Đường Thái Tông sau khi chinh phạt người Đột Quyết (Göktürks) thành công, đã được người Đột Quyết tôn phong là Thiên Khả hãn.[8] Một số tài liệu còn cho rằng Đường Thái Tông còn được phong là Khả hãn của người Thổ từ năm 665 đến 705.[9][10]

Khả hãn Mông Cổ

Ảnh 8 trong số 15 Khả hãn của Đế chế Mông Cổ.

Trong ngôn ngữ Mông Cổ, tước hiệu Khả hãn được phân biệt rất rõ với tước hiệu Hãn. Chỉ có Thành Cát Tư Hãn và con cháu thừa kế của ông ta mới được sử dụng tước hiệu Khả hãn. Các thủ lĩnh Mông Cổ khác chỉ được dùng tước hiệu Hãn mà thôi.

Chú thích

  1. ^ Ethno Cultural Dictionary, TÜRIK BITIG
  2. ^ Fairbank 1978, p. 367
  3. ^ Zhou 1985, p. 3-6
  4. ^ Grousset (1970), pp. 61, 585, n. 92.
  5. ^ Art, Iranian-Bulletin of the Asia Institute, Volume 17, p.122
  6. ^ Nihon Gakushiin-Proceedings of the Japan Academy, Volume 2, p.241
  7. ^ Teikoku Gakushiin (Japan)-Proceedings of the Imperial Academy, Volume 2, p.241
  8. ^ Liu, 81-83
  9. ^ Bai, 230
  10. ^ Xue, 674-675

Tham khảo

  • Fairbank, John King. The Cambridge History of China . Cambridge University Press, 1978. web page
  • Grousset, René. (1970). The Empire of the Steppes: a History of Central Asia. Translated by Naomi Walford. Rutgers University Press. New Brunswick, New Jersey, U.S.A.Third Paperback printing, 1991. ISBN 0-8135-0627-1 (casebound); ISBN 0-8135-1304-9 (pbk).
  • Whittow, Mark. The Making of Byzantium, 600–1025, University of California Press, Berkeley, Los Angeles, 1996.
  • Zhou, Weizhou [1985] (2006). A History of Tuyuhun. Guilin: Guangxi Normal University Press. ISBN 7-5633-6044-1.