Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cánh đồng hoang”
n →Diễn viên: chính tả, replaced: dảo → đảo using AWB |
→Tham khảo: AlphamaEditor, Restructure category + change Thể loại:Phim 1979 by Thể loại:Phim năm 1979, Executed time: 00:00:02.1151209 using AWB |
||
Dòng 67: | Dòng 67: | ||
[[Thể loại:Phim tâm lý Việt Nam]] |
[[Thể loại:Phim tâm lý Việt Nam]] |
||
[[Thể loại:Phim chuyển thể]] |
[[Thể loại:Phim chuyển thể]] |
||
[[Thể loại:Phim 1979]] |
[[Thể loại:Phim năm 1979]] |
||
[[Thể loại:Phim tiếng Việt]] |
[[Thể loại:Phim tiếng Việt]] |
||
[[Thể loại:Phim Việt Nam]] |
[[Thể loại:Phim Việt Nam]] |
Phiên bản lúc 18:42, ngày 22 tháng 6 năm 2016
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Cánh đồng hoang
| |
---|---|
Đạo diễn | Nguyễn Hồng Sến |
Kịch bản | Nguyễn Quang Sáng |
Diễn viên | Lâm Tới, Thúy An |
Âm nhạc | Trịnh Công Sơn |
Công chiếu | 30 tháng 4 năm 1979 |
Thời lượng | 95 phút |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | tiếng Việt |
Cánh đồng hoang là một phim nhựa làm về đề tài Chiến tranh Việt Nam của Việt Nam.
Không gian đề cập tới trong bộ phim chỉ vỏn vẹn trong chu vi của một cánh đồng hoang, nhưng lại khai thác cả không gian từ dưới nước (phía dưới mặt nước cánh đồng) đến tận trên không (nơi máy bay Mỹ đang quần thảo).
Nội dung
Bối cảnh chính là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam. Vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được phía Cách mạng Việt Nam giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Tác giả tập trung khai thác nhiều vào cuộc sống thường ngày của đôi vợ chồng như việc trồng lúa, nuôi con, bắt trăn, bắt cá nhưng xen kẽ vào đó còn có những cảnh trực thăng của quân đội Mĩ quần thảo khu vực đồng nước này nhằm phát hiện đội du kích hoạt động. Khi Ba Đô bị trực thăng Mĩ bắn trúng, để trả thù cho chồng, vợ Ba Đô đã bắn cháy chiếc trực thăng.
Kết thúc của phim có cảnh tấm ảnh chụp vợ con của phi công Mỹ bị bắn, rơi ra từ ngực, đã có nhiều ý kiến cắt bỏ cảnh này. Tuy nhiên, nó vẫn được giữ lại để cho người xem hiểu rõ hơn về lính Mỹ, họ cũng là người bình thường, có vợ và con như Ba Đô, nhưng do chiến tranh mà họ phải dứt bỏ gia đình để sang Việt Nam tham chiến.
Diễn viên
- Lâm Tới trong vai Ba Đô.
- Thúy An trong vai Sáu Xoa, vợ Ba Đô.
- Nguyễn Văn Thuận trong vai con trai của Ba Đô, Sáu Xoa.
- Robert Hải trong vai trung tá Mistcher. Robert Hải sinh năm 1940 tại Hải Phòng, mất năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh tên thật là Trần Hữu Hải, có bố là người Pháp, mẹ người Ý, cả 2 đều mất trong đảo chính 1945.[1]
Vinh danh
- Giải biên kịch Bông sen Vàng- Liên hoan phim Việt Nam (1980)
- Giải nam diễn viên - Liên hoan phim Việt Nam (1980)
- Giải quay phim - Liên hoan phim Việt Nam (1980)
- Giải đặc biệt - Liên Đoàn báo chí Điện ảnh Quốc tế (1980)
- Giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam, 1980
- Huy chương vàng Liên hoan phim Quốc tế Moskva, 1981
Bên lề
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả kịch bản bộ phim này đã tâm sự: "Tôi nghĩ kịch bản phim Cánh đồng hoang từ năm 1966 rồi, năm đó tôi đi về chiến trường Đồng Tháp Mười và ghi nhận được một số hình ảnh về chiến tranh Đồng Tháp Mười rất độc đáo... mãi cho đến ngày 18 tháng 12 năm 1978 tôi mới bắt đầu viết Cánh đồng hoang..."
- Nhân vật em bé trong bộ phim tên Nguyễn Văn Thuận, con ông Nguyễn Văn Việt, cháu gọi đạo diễn Hồng Sến là bác ruột. Lúc đạo diễn Hồng Sến về chọn diễn viên, Thuận mới 4 tháng tuổi, đến khi đoàn làm phim về quay thì được 9 tháng. Giờ đây Thuận là một tỷ phú ở Đồng Tháp Mười[2]
- Nhân vật người vợ do nghệ sĩ Thúy An thủ vai, bà cũng là vợ của đạo diễn Hồng Sến. Mùa gió chướng là phim đầu tiên chị đến với nghệ thuật thứ bảy (1978), sau đó hàng loạt phim trở thành "bom tấn" thời ấy: Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, Mùa nước nổi, Vùng gió xoáy… Năm 1995, sau khi đạo diễn Hồng Sến qua đời, chị học thêm nghề kim hoàn rồi bôn ba sang tận đất Lào tìm kế sinh nhai. Tình cờ, chị gặp người chồng bây giờ rồi kết hôn và chuyển sang Đức sinh sống.[3]
Xem thêm
Chú thích
- ^ Diễn viên phim 'Cánh đồng hoang' ngày ấy - bây giờ châu Mỹ, VnExpress 3/9/2015 | 10:11 GMT+7
- ^ “Em bé trong 'Cánh đồng hoang' thành tỷ phú”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 7 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Cuộc đời lận đận của ngôi sao "Cánh đồng hoang"”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 7 tháng 3 năm 2015.
Tham khảo
- Ba chữ S của phim "Cánh đồng hoang" Nguyễn Quang Sáng, Báo Lao động. báo Tuổi Trẻ 25/07/2005 22:43 GMT+7
- Cánh đồng hoang Phim thành công nhất của điện ảnh Việt Nam TK 20 VASC theo TGÐA. Bản lưu 26/3/2009
- Đi tìm đứa bé trong "Cánh đồng hoang" Báo Lao động, 5:49 AM, 05/10/2012
- Cánh đồng hoang trên Internet Movie Database