Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cánh đồng hoang”
Dòng 49: | Dòng 49: | ||
*[[Nhà văn]] [[Nguyễn Quang Sáng]], tác giả kịch bản bộ phim này đã tâm sự: "''Tôi nghĩ kịch bản phim Cánh đồng hoang từ năm 1966 rồi, năm đó tôi đi về chiến trường Đồng Tháp Mười và ghi nhận được một số hình ảnh về chiến tranh Đồng Tháp Mười rất độc đáo... mãi cho đến ngày [[18 tháng 12]] năm [[1978]] tôi mới bắt đầu viết Cánh đồng hoang..."'' |
*[[Nhà văn]] [[Nguyễn Quang Sáng]], tác giả kịch bản bộ phim này đã tâm sự: "''Tôi nghĩ kịch bản phim Cánh đồng hoang từ năm 1966 rồi, năm đó tôi đi về chiến trường Đồng Tháp Mười và ghi nhận được một số hình ảnh về chiến tranh Đồng Tháp Mười rất độc đáo... mãi cho đến ngày [[18 tháng 12]] năm [[1978]] tôi mới bắt đầu viết Cánh đồng hoang..."'' |
||
*Nhân vật em bé trong bộ phim tên Nguyễn Văn Thuận, con ông Nguyễn Văn Việt, cháu gọi đạo diễn Hồng Sến là bác ruột. Lúc đạo diễn Hồng Sến về chọn diễn viên, Thuận mới 4 tháng tuổi, đến khi đoàn làm phim về quay thì được 9 tháng. Giờ đây Thuận là một tỷ phú ở [[Đồng Tháp Mười]]<ref>http://vtc.vn/13-350589/van-hoa/em-be-trong-canh-dong-hoang-thanh-ty-phu.htm</ref> |
*Nhân vật em bé trong bộ phim tên Nguyễn Văn Thuận, con ông Nguyễn Văn Việt, cháu gọi đạo diễn Hồng Sến là bác ruột. Lúc đạo diễn Hồng Sến về chọn diễn viên, Thuận mới 4 tháng tuổi, đến khi đoàn làm phim về quay thì được 9 tháng. Giờ đây Thuận là một tỷ phú ở [[Đồng Tháp Mười]]<ref>http://vtc.vn/13-350589/van-hoa/em-be-trong-canh-dong-hoang-thanh-ty-phu.htm</ref> |
||
*Nhân vật người vợ do nghệ sĩ Thúy An thủ vai, bà cũng là vợ của đạo diễn Hồng Sến. [[Mùa gió chướng]] là phim đầu tiên chị đến với nghệ thuật thứ bảy (1978), sau đó hàng loạt phim trở thành |
*Nhân vật người vợ do nghệ sĩ Thúy An thủ vai, bà cũng là vợ của đạo diễn Hồng Sến. [[Mùa gió chướng]] là phim đầu tiên chị đến với nghệ thuật thứ bảy (1978), sau đó hàng loạt phim trở thành "bom tấn" thời ấy: [[Ván bài lật ngửa]], [[Biệt động Sài Gòn]], [[Mùa nước nổi]], [[Vùng gió xoáy]]… Năm 1995, sau khi đạo diễn Hồng Sến qua đời, chị học thêm nghề kim hoàn rồi bôn ba sang tận đất Lào tìm kế sinh nhai. Tình cờ, chị gặp người chồng bây giờ rồi kết hôn và chuyển sang [[Đức]] sinh sống.<ref>http://vtc.vn/13-304154/van-hoa/cuoc-doi-lan-dan-cua-ngoi-sao-canh-dong-hoang.htm</ref> |
||
==Xem thêm== |
==Xem thêm== |
Phiên bản lúc 04:31, ngày 20 tháng 6 năm 2014
Cánh đồng hoang
| |
---|---|
Đạo diễn | Nguyễn Hồng Sến |
Kịch bản | Nguyễn Quang Sáng |
Diễn viên | Lâm Tới, Thúy An |
Âm nhạc | Trịnh Công Sơn |
Công chiếu | 30 tháng 4 năm 1979 |
Thời lượng | 95 phút |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | tiếng Việt |
Cánh đồng hoang là một phim nhựa làm về đề tài Chiến tranh Việt Nam của Việt Nam.
Không gian đề cập tới trong bộ phim chỉ vỏn vẹn trong chu vi của một cánh đồng hoang, nhưng lại khai thác cả không gian từ dưới nước (phía dưới mặt nước cánh đồng) đến tận trên không (nơi máy bay Mỹ đang quần thảo).
Bộ phim mang tính cô đọng, khái quát cao, tả rõ tội ác của đế quốc Mỹ và lột tả tình cảm gia đình, tình cha con, tình vợ chồng sâu sắc và thắm thiết, nói lên việc mặc dù chiến tranh khốc liệt và sự hiểm nguy hằng ngày rình rập vẫn không thể ngăn nổi sự hồn nhiên, yêu đời trong cuộc sống của người dân thường yêu nước.
Xuyên suốt bộ phim là sự giằng co chiến đấu về cả sắc thái tinh thần giữa hai bên, một bên là gia đình đầm ấm của Ba Đô, với cảnh vợ chồng âu yếm nhau và đứa con luôn được cho bú với một bên là cảnh gầm rú và bắn phá khốc liệt của máy bay được trang bị đầy súng đạn. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nhân dân đất nước Việt Nam nghèo, nhỏ chống lại một thế lực lớn và giàu là đế quốc Mỹ. Với hai hình ảnh này, tác giả truyện phim đã chứng minh sinh động một nghịch lý vẫn được xem như là một bản sắc độc đáo và nổi bật trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đó là nghịch lý của nhỏ thắng lớn, nghèo thắng giàu, yếu thắng mạnh. Có thể nói bộ phim này là một bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.
Nội dung
Bản mẫu:Spoiler Bối cảnh chính là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam. Vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước. Họ được phía Cách mạng Việt Nam giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Tác giả tập trung khai thác nhiều vào cuộc sống thường ngày của đôi vợ chồng như việc trồng lúa, nuôi con, bắt trăn, bắt cá nhưng xen kẽ vào đó còn có những cảnh trực thăng của quân đội Mĩ quần thảo khu vực đồng nước này nhằm phát hiện đội du kích hoạt động. Khi Ba Đô bị trực thăng Mĩ bắn trúng, để trả thù cho chồng, vợ Ba Đô đã bắn cháy chiếc trực thăng.
Kết thúc của phim có cảnh tấm ảnh chụp vợ con của phi công Mỹ bị bắn, rơi ra từ ngực, đã có nhiều ý kiến cắt bỏ cảnh này. Tuy nhiên, nó vẫn được giữ lại để cho người xem hiểu rõ hơn về lính Mỹ, họ cũng là người bình thường, có vợ và con như Ba Đô, nhưng do chiến tranh mà họ phải dứt bỏ gia đình để sang Việt Nam tham chiến.
Vinh danh
- Giải biên kịch Bông sen Vàng- Liên hoan phim Việt Nam (1980)
- Giải nam diễn viên - Liên hoan phim Việt Nam (1980)
- Giải quay phim - Liên hoan phim Việt Nam (1980)
- Giải đặc biệt - Liên Đoàn báo chí Điện ảnh Quốc tế (1980)
- Giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam, 1980
- Huy chương vàng Liên hoan phim Quốc tế Moskva, 1981
Bên lề
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả kịch bản bộ phim này đã tâm sự: "Tôi nghĩ kịch bản phim Cánh đồng hoang từ năm 1966 rồi, năm đó tôi đi về chiến trường Đồng Tháp Mười và ghi nhận được một số hình ảnh về chiến tranh Đồng Tháp Mười rất độc đáo... mãi cho đến ngày 18 tháng 12 năm 1978 tôi mới bắt đầu viết Cánh đồng hoang..."
- Nhân vật em bé trong bộ phim tên Nguyễn Văn Thuận, con ông Nguyễn Văn Việt, cháu gọi đạo diễn Hồng Sến là bác ruột. Lúc đạo diễn Hồng Sến về chọn diễn viên, Thuận mới 4 tháng tuổi, đến khi đoàn làm phim về quay thì được 9 tháng. Giờ đây Thuận là một tỷ phú ở Đồng Tháp Mười[1]
- Nhân vật người vợ do nghệ sĩ Thúy An thủ vai, bà cũng là vợ của đạo diễn Hồng Sến. Mùa gió chướng là phim đầu tiên chị đến với nghệ thuật thứ bảy (1978), sau đó hàng loạt phim trở thành "bom tấn" thời ấy: Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, Mùa nước nổi, Vùng gió xoáy… Năm 1995, sau khi đạo diễn Hồng Sến qua đời, chị học thêm nghề kim hoàn rồi bôn ba sang tận đất Lào tìm kế sinh nhai. Tình cờ, chị gặp người chồng bây giờ rồi kết hôn và chuyển sang Đức sinh sống.[2]