Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

lại

Từ điển mở Wiktionary

Tiếng Việt

[sửa]

Cách phát âm

[sửa]
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
la̰ːʔj˨˩la̰ːj˨˨laːj˨˩˨
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
laːj˨˨la̰ːj˨˨

Chữ Nôm

[sửa]

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự

[sửa]

Danh từ

[sửa]

lại

  1. Từ dùng để gọi những viên chức cấp dưới ở những nha môn như đô lại, đề lại, thư lại trong thời phong kiến.
    Một đời làm lại, bại hoại ba đời. (tục ngữ)

Động từ

[sửa]

lại

  1. Đến một nơi gần.
    Tôi lại anh bạn ở đầu phố.
  2. Ngược chiều, theo hướng về chỗ đã xuất phát.
    Trả lại ví tiền cho người đánh mất.
    Nó đánh tôi, tôi phải đánh lại.
  3. Cũng.
    Thằng này lớn chắc lại thông minh như bố.
  4. Thêm vào, còn thêm.
    Đã được tiền lại xin cả áo.
  5. Thế mà.
    Thôi đã hỏng thì im đi, lại còn khoe giỏi làm gì.
  6. Từ dùng để biểu thị một ý phản đối.
    Sao lại đánh nó?
    Tôi làm gì mà cậu lại sừng sộ thế?
  7. Một hoặc nhiều lần nữa sau lần đã hỏng việc, lần đã xảy ra (lại đứng sau động từ).
    Xây lại nhà.
    Bài làm sai, phải làm lại.
  8. Một hoặc nhiều lần nữa sau khi hết, xong lần trước (lại đứng trước động từ).
    Lại xây nhà.
    Phấn khởi, cô bé lại làm một loạt bài toán khác.
  9. Theo chiều giảm đi, có thể đến giới hạn, trong quá trình diễn biến.
    Thu gọn lại.
    Đến ngã tư xe chạy chậm lại.

Phó từ

[sửa]

lại

  1. Lặp lại một lần nữa.

Dịch

[sửa]

Tham khảo

[sửa]